LG vừa được một tổ chức công nhận là nhà sản xuất TV 8K Ultra HD đầu tiên thì Samsung cũng có ngay một tổ chức khác để công nhận sản phẩm của mình cũng đạt chuẩn 8K.
Trong cuộc đua giữa hai gã khổng lồ trong ngành sản xuất TV lớn nhất thế giới, LG đã vượt lên trước Samsung và giành lấy quyền tuyên bố mình là nhà sản xuất TV "8K Ultra HD" đầu tiên trên thế giới, được chứng nhận theo tiêu chuẩn ngành.
Cụ thể, điều này có nghĩa là LG là công ty đầu tiên được sử dụng logo và định nghĩa về 8K Ultra HD theo tiêu chuẩn được đặt ra bởi Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng Mỹ (CTA), bắt đầu với dòng sản phẩm "Real 8K TV" sẽ được hé lộ tại sự kiện CES 2020.
Đây là "logo ngành" của 8K Ultra HD trên các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của CTA.
Logo và định nghĩa đã được CTA công bố vào tháng 9 vừa qua và được thiết kế để giúp các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng xác định chính xác các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng hiển thị 8K Ultra HD theo tiêu chuẩn của ngành công nghệ truyền hình.
Các tiêu chí đầy đủ để nhận được giấy chứng nhận này là khá nhiều, bao gồm sự cần thiết phải có "ít nhất 33 triệu điểm ảnh tích cực, với ít nhất 7.680 theo chiều ngang và 4.320 theo chiều dọc, trong tỷ lệ màn hình 16:9", cũng như khả năng upscale (nâng cấp) từ chất lượng SD, Video HD và 4K lên 8K.
Các TV này cũng phải có ít nhất một đầu vào HDMI có khả năng hỗ trợ độ phân giải đã nói ở trên cũng như độ sâu màu 10 bit. Nhưng đặc biệt nhất đối với LG là màn hình hiển thị phải đáp ứng khả năng điều tiết độ tương phản tối thiểu 50% bằng cách sử dụng kiểu khung lưới 1x1.
LG tuyên bố tiêu chuẩn của mình nhận được là hàng "xịn" hơn mọi đối thủ.
Ở đây có một yếu tố cần quan tâm là giá trị điều chỉnh tương phản (Contrast Modulation - CM). Đó là phương pháp đo "độ phân giải hiển thị" của màn hình, phân biệt giữa lượng pixel thực sự có thể nhìn thấy thay vì chỉ số hiện diện về mặt kỹ thuật. Ví dụ, có thể có các màn hình với thông số hiển thị 7.680 x 4.320 pixel nhưng lại không phản ánh trực quan độ phân giải cao như vậy.
Phép đo CM được đặt ra bởi một hiệp hội tiêu chuẩn khác - Ủy ban đo lường hiển thị quốc tế (ICDM) - và là tỷ lệ so sánh độ chói của các vạch trắng đen hoàn toàn với độ rộng của một pixel. Độ chói của các pixel trắng càng cao và độ chói của các pixel đen càng thấp, thì phép đo CM về tổng thể càng tốt theo tỷ lệ phần trăm. Để đáp ứng định nghĩa của CTA về màn hình 8K Ultra HD, sản phẩm phải đạt được tỷ lệ phần trăm ít nhất 50%.
LG tuyên bố rằng dòng sản phẩm năm 2020 của mình, Signature OLED 8K TV và T8K NanoCell TV đều cung cấp các giá trị CM trong phạm vi 90%, trong khi "một số mẫu TV khác trong ngành" vẫn ở mức thấp. Những kết quả này đã được xác nhận bởi hai tổ chức thử nghiệm của bên thứ ba là Intertek và VDE (Verband Deutscher Elektrotechniker).
Về mặt kỹ thuật, LG đã đạt được ngưỡng này, vì họ tuyên bố rằng dòng Real 8K TV của họ đã vượt quá tiêu chuẩn này vào đầu tháng 9, thậm chí trước khi CTA tiết lộ logo và định nghĩa của mình. Nhưng bây giờ các bên thứ ba đã thử nghiệm và xác thực, do đó cả LG và CTA đã công bố một cách chính thức.
LG tạm vượt mặt Samsung trong việc tranh giành logo và tiêu chuẩn 8K "xịn" từ CTA.
Tất cả những điều trên dường như là một chiến thắng rõ ràng cho LG. Nhưng thật không may, hóa ra mọi chuyện từ lúc này mới chính thức ở trên phức tạp. Bởi điều quan trọng là CTA không phải là hiệp hội duy nhất đo lường các tiêu chuẩn 8K. Có một tổ chức khác mang tên Hiệp hội 8K (8K Association hay 8KA), cũng lập ra một ngưỡng tối thiểu về các thông số kỹ thuật của tấm nền và không bao gồm giá trị CM.
Thú vị ở chỗ 8KA được thành lập một phần bởi Samsung, đối thủ chính của LG, cùng với hầu hết các nhà sản xuất tấm nền lớn khác. Chỉ trừ có LG không được góp mặt trong tổ chức này.
Và do đó, mặc dù các sản phẩm của Samsung không đáp ứng các tiêu chuẩn CM do CTA cung cấp, nhưng chắc chắn chúng đáp ứng và vượt quá các tiêu chuẩn do 8KA đặt ra. Vì vậy, đây là lúc hai đại gia về mảng truyền hình này bắt đầu tranh cãi với nhau về các tiêu chuẩn 8K "xịn".
Nhưng bất kể vấn đề nằm ở chỗ các tiêu chuẩn, logo hay phương thức đo lường, rõ ràng rằng sự cạnh tranh lành mạnh giữa Samsung và LG sẽ tạo ra một số công nghệ TV mới ấn tượng hơn. Nhưng với người tiêu dùng, chúng ta nên tiếp nhận các thông điệp quảng cáo, truyền thông từ cả hai công ty này một cách thận trọng.
Tham khảo techradar
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI