Mục tiêu là bón phân để khôi phục chức năng sinh thái cho đất.
Theo các nhà khoa học khí hậu của Liên Hợp Quốc, nhân loại có thể làm chậm tốc độ gia tăng của khí thải nhà kính xuống 20 năm nếu khôi phục được 5 tỷ mẫu đất đã bị thoái hóa. Diện tích này tương đương với 20 triệu km2 và chỉ đòi hỏi khoản ngân sách 300 tỷ USD, ít hơn so với mức đầu tư của một mình Trung Quốc vào năng lượng tái tạo.
Barron J. Orr, nhà khoa học dẫn đầu Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa, nói với Bloomberg rằng công việc nghe rất đơn giản: Khôi phục lại chức năng sinh học của đất để trồng mới rừng và cây cối.
"Chúng ta đã đánh mất chức năng sinh học của đất. Chúng ta phải đảo ngược điều đó", Orr nói. Nếu thực hiện được, các vùng đất được khôi phục này sẽ tạo ra tác động lớn, đóng góp vào việc giải quyết biến đổi khí hậu.
Chúng ta có thể làm chậm 20 năm biến đổi khí hậu với 300 tỷ USD
Hiện tại các vùng đất bị suy thoái trên Trái Đất thường liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phá rừng. Chẳng hạn như việc phá rừng, lấy đất trồng cỏ để chăn thả và cung cấp thức ăn cho gia súc đã làm thảm thực vật bị phá hủy, dẫn đến xói mòn.
Các nhà khoa học tuyên bố khoảng một phần ba diện tích đất trên hành tinh đã bị suy thoái ở một mức độ nào đó. Về cơ bản, con người cần phải trẻ hóa những vùng đất mà họ đã phá hủy. Nếu chúng ta làm điều đó, mức carbon sẽ ngừng tăng và chúng ta có thể tập trung vào việc chuyển sang năng lượng tái tạo.
Vậy giải pháp là gì, Orr nói ý tưởng của ông là phải nạp carbon trở lại đất. "Đó không phải nhiệm vụ đơn giản dưới điều kiện tự nhiên. Nhưng giữ carbon trong đất để khiến thảm thực vật tự nhiên và các vùng đất chăn thả phát triển mạnh trở lại sẽ là chìa khóa".
Để nạp carbon, các nhà khoa học nói chúng ta sẽ cần những loại phân bón chất lượng cao. Nhưng việc sử dụng phải đúng liều lượng, tránh đưa quá nhiều phân bón vào đất và đặc biệt không sử dụng các hóa chất độc hại.
Mặc dù các nhà khoa học khí hậu cho biết giảm phát thải khí nhà kính là điều quan trọng nhất cần tập trung khi đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng họ cũng tuyên bố rằng việc ngăn chặn nạn phá rừng và trồng thêm cây xanh là một yếu tố quan trọng.
Thủ thuật ở đây là phải gia tăng trồng các loài cây lớn, nhưng không được thu hoạch chúng để lấy gỗ hoặc làm giấy.
Trái Đất vẫn còn có thể quy hoạch thêm 0,9 tỷ hecta rừng.
Năm 2018, một báo cáo của Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu nêu rõ: Nếu cả thế giới muốn kiềm chế hiện tượng nóng lên toàn cầu, chúng ta sẽ phải trồng thêm ít nhất 1 tỷ hecta rừng. Đó là một diện tích bằng với nước Mỹ mà bạn nhìn thấy trên bản đồ.
Nghe có vẻ là một nhiệm vụ bất khả thi nhưng một báo cáo tháng 7 công bố trên tạp chí Science cho thấy mục tiêu đó hoàn toàn có thể đạt được. Không tính đến diện tích đất nông nghiệp, thành phố và lượng rừng hiện tại, Trái Đất vẫn còn có thể quy hoạch thêm 0,9 tỷ hecta rừng.
Diện tích này cho phép chúng ta trồng 1-1,5 nghìn tỷ cây. Lượng cây này có thể lưu trữ tới 205 giga tấn carbon, khoảng hai phần ba lượng carbon mà con người đã thải vào bầu khí quyển từ những năm 1800 đến nay.
Tham khảo Inverse
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời