Liệu đây có phải là ý nghĩa thật sự của "AI camera" trên BPhone 2017?
AI có mục tiêu cuối cùng là "suy nghĩ" như con người. Liệu đó có phải là ý đồ của anh Quảng?
Một trong những điểm chú ý nhất của lễ ra mắt BPhone 2 là tuyên bố rằng "BPhone 2017 là một chiếc AI camera phone". Điều này làm chúng tôi phải tự hỏi "AI camera phone" là gì? Ngay cả trong trải nghiệm demo, tôi vẫn không hiểu ý "AI" trong tuyên bố này.
Vậy nên tôi đành dùng hiểu biết hạn hẹp của mình về AI để đoán già đoán non vậy.
Nếu nói về khái niệm chung nhất của AI thì một thiết bị có thể nhận diện môi trường và tự động thực hiện một số tác vụ cho phù hợp nhất với mục đích mong muốn đều có thể coi là có trí thông minh nhân tạo. Tức là, một chiếc smartphone tự động tăng ISO trong điều kiện thiếu sáng cũng có thể tạm coi là trí thông minh nhân tạo. Xét cho cùng, đây là một lĩnh vực rất rộng với những khái niệm rất lỏng lẻo.
Nhưng có lẽ đó sẽ không phải là mục tiêu cuối cùng của các kỹ sư BKAV. Trước khi gọi BPhone 2 là "AI Camera phone", CEO Nguyễn Tử Quảng cũng đã đưa ra khẳng định rằng chiếc điện thoại này có thể "làm đẹp" tự nhiên cho chị em (và anh em). Các chị em trang điểm sẽ theo tiêu chuẩn đẹp nhất của mắt... chị em (hoặc anh em). Mắt chị em là... mắt người.
Vậy, liệu ý của anh Quảng có phải là công nghệ tự động chỉnh sửa trên BPhone 2 sẽ đẹp như người thật trang điểm? Tức là, BPhone 2 sẽ dựa theo tiêu chuẩn của con người để tự động làm mịn, tẩy mụn, kéo sáng... cho những bức ảnh chụp từ camera 16MP?
Tôi nghĩ như vậy sẽ là hợp lý. Với sự trỗi dậy của deep learning trong những năm gần đây, AI đang tiến dần đến khái niệm "thông minh" thật sự theo cách hiểu của con người. Chúng có khả năng học một vài bộ mẫu và sau đó tự động đưa ra khả năng nhận diện, đưa ra hành động hợp lý trong các trường hợp tương tự như bộ mẫu đã học. Điểm vượt trội của siêu AI ngày nay và điện toán ngày trước là ở chỗ, AI không đòi hỏi một bộ quy luật rõ ràng để thực hiện các phép toán logic thông thường.
Ván đấu cờ vây nổi tiếng của AlphaGo và Lee Sedol là ví dụ. Nếu dùng logic thông thường thì còn lâu con người mới có thể tạo ra những chiếc máy có thể dự tính tất cả các bước đi trên bàn cờ vây (theo cách máy tính đấu cờ vua). Nhưng bằng AI, Google đã có thể "học" được chiến thuật chơi cờ vây từ các ván cờ của quá khứ để áp dụng trong cuộc đấu với các kỳ thủ toàn cầu.
"Bản mẫu" và "không đòi hỏi quy luật rõ ràng" có lẽ sẽ áp dụng rất tốt vào lĩnh vực ảnh tự sướng. BPhone 2 sẽ "học" từ những bức ảnh tự sướng đẹp nhất thế giới để biết phải sửa đường nét nào, sửa như thế nào trên bức ảnh tự sướng của bạn? AI của BPhone 2 suy nghĩ về những bức ảnh đẹp theo tiêu chuẩn của con người và đưa ảnh của bạn lên ngang tầm đẳng cấp?
Hãy cùng chờ những tuyên bố cụ thể của BKAV.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming