Apple đã từng tạo ra xu hướng với Touch ID, liệu Face ID trên iPhone X lần này có làm được điều tương tự?
- Apple làm thao tác cử chỉ giỏi đến nỗi người mới dùng iPhone X cũng quên mất luôn từng có nút Home trên đời
- iPhone X quá hot giúp cổ phiếu của Apple đạt mức kỷ lục, trên đường trở thành công ty trị giá 1000 tỷ USD đầu tiên trên thế giới
- Cuối cùng thì màn hình iPhone X vẫn đẹp và chẳng ai quan tâm đến "cái rãnh" nữa
Cuối cùng, sau một thời gian tuy không dài nhưng tuyệt nhiên không hề ngắn ngủi đối với fan hâm mộ Apple, iPhone X đã gần đến ngày bán chính thức, và đã có nhiều blogger lẫn vlogger công nghệ nổi tiếng trên thế giới được nhận iPhone mẫu trước ngày bán để đánh giá. Dù là nỗ lực theo sau đầu tiên của Apple hòng đuổi kịp nhà sản xuất Android về màn hình không viền, iPhone X sở hữu được cho mình một tính năng cách mạng: Face ID.
Face ID là tính năng mở khóa màn hình thiết bị thay thế cho cảm ứng vân tay Touch ID trên iPhone X. Tính năng sử dụng tới hàng loạt cảm biến phức tạp trong đó có 1 cảm biến chiều sâu để phân tích trên 30.000 chấm trên mặt người giúp nhận diện chủ nhân thiết bị, ngay cả trong các tình huống phức tạp như người dùng trang điểm, mọc râu, hay cắt tóc. Không chỉ thay thế Touch ID ở chế độ mở khóa màn hình, Apple còn đủ tự tin về bảo mật của Face ID sử dụng luôn cho thanh toán di động qua Apple Pay.
Giống như mọi tính năng khác mà Táo Khuyết đi đầu, câu hỏi một lần nữa đặt ra: Liệu các nhà sản xuất Android có nên “học tập và làm theo” trong năm 2018? Thực tế, một nhà sản xuất có tên Meizu tại Trung Quốc đã đang bắt tay hợp tác với MediaTek để tạo ra “công nghệ nhận diện khuôn mặt tuyệt vời nhất trên smartphone” và dự kiến sẽ ra mắt vào năm tới.
Apple đã không nói ngoa khi cho rằng xác thực vân tay đã trở thành “tiêu chuẩn vàng” của bảo mật sinh trắc học, bằng chứng là tốc độ giữa Face ID và Touch ID là hoàn toàn tương đồng, Face ID không mang lại cải tiến gì đáng kể về mức độ tiện dụng trong việc mở khóa màn hình so với Touch ID, nếu không muốn nói là có phần phức tạp hơn khi yêu cầu người dùng phải mở mắt và nhìn thẳng vào điện thoại (vì lý do bảo mật). Trong khi đó, trên iPhone 8, người dùng chỉ cần đặt ngón tay vào phím Home - vốn đã không còn trên iPhone X - và ấn, 99,99% cảm biến Touch ID trên thiết bị sẽ nhận diện chính xác và mở khóa màn hình nhanh chóng. Hơn nữa, công nghệ vân tay đã trở nên phổ biến và do đó giá thành rẻ hơn rất nhiều khi sản xuất đại trà so với công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Face ID đòi hỏi nhiều công nghệ phức tạp cũng như sự tương thích cao giữa phần cứng và phần mềm khiến nhà sản xuất, dù muốn hay không, cũng rất khó sẵn sàng tích hợp lên smartphone của mình để sản xuất số lượng lớn. Apple thiết kế hệ thống của mình bao gồm 3 linh kiện riêng cùng làm việc để thực hiện thao tác mở khóa: một camera hồng ngoại, một đèn chiếu flood illuminator để đảm bảo tốc độ đọc trong bóng tối và một projector phóng tia vô hình lên mặt người dùng, tạo hơn 30.000 chấm để từ đó dựa vào so sánh với dữ liệu gốc.
Chưa kể đến trong đó là các cảm biến truyền thống của 1 smartphone như camera trước và cảm biến tiệm cận. Chính vì lẽ đó mà iPhone X, dù đang hướng tới một màn hình hoàn toàn không viền, vẫn vướng phải một phần gờ "vô duyên" trên đỉnh màn hình điện thoại.
Một loạt cảm biến cần thiết cho Face ID cùng các cảm biến truyền thống khiến iPhone X buộc phải sở hữu gờ màn hình thiếu thấm mỹ.
Chưa hết, để hoạt động, bạn còn cần có một biện pháp thực sự bảo mật để lưu trữ dữ liệu về mặt người dùng. Tất cả những thách thức trên đều cần được giải quyết triệt để nếu muốn cho ra đời một công nghệ nhận diện khuôn mặt, và chi phí cho nghiên cứu phát triển, thử nghiệm cũng như sản xuất sẽ bị độn lên rất nhiều - chỉ cho một tính năng mở khóa màn hình.
Apple đã một lần nữa tạo ra xu hướng bởi thực sự trước Face ID, chưa có ai đòi hỏi smartphone của mình buộc phải có nhận diện khuôn mặt, cũng như chưa ai từng nghĩ tới điện thoại phải có cảm biến vân tay vậy. Tuy nhiên kể cả là vậy, thì chạy theo nhu cầu của khách hàng chưa hẳn đã là cách duy nhất để thực hiện đột phá công nghệ, và cũng giống như đọc vân tay, công nghệ đọc khuôn mặt dần dần sẽ rẻ hơn, tới một mức giá đủ hợp lý để nhà phát triển khác có thể tích hợp lên điện thoại của mình.
Hiện tại, việc có nhận diện khuôn mặt trên điện thoại chỉ là một tính năng "có thì tốt, mà không có cũng không sao". Tích hợp thêm một tính năng dù thời thượng, nhưng lại không đem lại quá nhiều ích lợi cho người dùng sẽ độn giá thiết bị lên hơn nữa, và hơn bao giờ hết, người dùng không cần giá smartphone tăng thêm mức nào nữa, khi mà "ngưỡng cửa nghìn đô" vừa mới chớm xuất hiện nhờ sự có mặt của Apple iPhone X và Samsung Galaxy Note 8.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI