Liệu sư tử đực có còn nhận ra cha mẹ mình sau nhiều năm lang thang xa đàn?

    Đức Khương,  

    Khả năng sư tử đực nhận ra cha mẹ sau nhiều năm lang thang xa đàn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và những người yêu thích động vật hoang dã.

    Số lượng thành viên trong một đàn sư tử khoảng 10 đến 30 con (trung bình khoảng 15 đến 18 con). Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một con sư tử đực trưởng thành (vua sư tử) tồn tại trong đàn, trong một vài trường hợp hiếm hoi, một đàn sư tử sẽ có hai đến ba con sư tử đực cùng sinh sống (chúng là anh em có cùng huyết thống), nhưng vẫn có chỉ có một vua sư tử.

    Sau khi sư tử cái mang thai, nó sẽ chọn một nơi an toàn và kín đáo để sinh từ 2 đến 4 con trong một lứa, sau đó là thời gian cho con bú kéo dài tới 6 tháng. Trong thời gian này, những con sư tử cái trong đàn sẽ thay phiên nhau đi săn và chăm sóc con non.

    Khi sư tử con được 1 tuổi, chúng sẽ phải đi săn cùng đàn sư tử để học hỏi các kỹ năng sinh tồn. Sau 2 tuổi, sư tử con được coi là trưởng thành. Lúc này, những con sư tử cái tiếp tục ở lại đàn để tham gia công việc săn mồi, còn sư tử đực mới lớn sẽ bị đuổi ra khỏi đàn và bắt đầu hành trình lang thang.

    Liệu sư tử đực có còn nhận ra cha mẹ mình sau nhiều năm lang thang xa đàn? - Ảnh 1.

    Sư tử có hành vi xã hội phức tạp, bao gồm các tín hiệu giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Việc nhận ra cha mẹ có thể dựa trên việc ghi nhớ những hành vi quen thuộc này.

    Những con sư tử đực bị đuổi ra khỏi đàn chỉ có thể lang thang trên đồng cỏ. Chúng lúc này đã học được kỹ năng săn mồi và làm việc theo nhóm từ các thành viên trong đàn ban đầu, nhưng khả năng chiến đấu của từng cá thể thực tế vẫn chưa mạnh. Do đó, một số sư tử đực mới lớn sẽ bị những chiếc sừng sắc nhọn của trâu rừng châu Phi đâm chết hoặc bị hươu cao cổ giết khi đi săn.

    Nếu may mắn, những con sư tử đực lang thang sẽ gặp những con sư tử đực mới lớn khác và chúng sẽ tạm thời thành lập một nhóm nhỏ để đi săn tập thể. Trong khoảng thời gian này, những gương mặt mới sẽ tiếp tục gia nhập, và tất nhiên là cả những gương mặt cũ sẽ dần rời đi.

    Liệu sư tử đực có còn nhận ra cha mẹ mình sau nhiều năm lang thang xa đàn? - Ảnh 2.

    Mặc dù thị lực của sư tử không tốt bằng khứu giác, nhưng chúng vẫn có thể nhận biết các đặc điểm thị giác quen thuộc. Ví dụ, nếu một con sư tử đực gặp lại cha mẹ sau nhiều năm, nó có thể nhận ra dựa trên các đặc điểm như kích thước, hình dạng cơ thể và những vết sẹo đặc biệt.

    Khi sư tử đực được 5 đến 6 tuổi, chúng sẽ bắt đầu tìm kiếm con đường để trở thành vua sư tử. Lúc này, sư tử đực cần phải thách thức vua sư tử cũ, tức là sư tử đực lang thang sẽ gặp và thách thức, chiến đấu với những con sư tử đầu đàn của một đàn khác, nhưng xác suất gặp lại nhóm sư tử ban đầu là rất nhỏ.

    Thời gian sư tử đực đi lang thang là 2 tuổi. Xét theo tuổi thọ của sư tử thì 2 tuổi tương đương với tuổi trưởng thành. Vì vậy, khi sư tử đực rời bỏ đàn ban đầu, đây không phải là thời điểm thiếu hiểu biết mà là thời điểm trưởng thành thực sự, bởi vậy nó có thể nhớ rất rõ hình dáng của các anh chị em của mình.

    Quan trọng hơn, sư tử có khứu giác rất phát triển và mỗi con sư tử phát ra những mùi khác nhau. Đây có thể được gọi là pheromone. Khi sư tử đực ghi nhớ các pheromone được tạo ra từ những phân tử mùi này, ngay cả khi bị bịt mắt lại, chúng vẫn có thể nhận ra đó là cha mẹ hay anh chị em mình khi đi ngang qua.

    Liệu sư tử đực có còn nhận ra cha mẹ mình sau nhiều năm lang thang xa đàn? - Ảnh 3.

    Sư tử có khứu giác cực kỳ nhạy bén, đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp và nhận dạng đồng loại. Khả năng nhận biết mùi hương quen thuộc, bao gồm cả mùi của cha mẹ, có thể giúp chúng tái hợp sau thời gian dài chia ly.

    Tuy nhiên, thế giới tự nhiên hoang dã lại khác biệt hoàn toàn so với những gì chúng được thấy trong bộ phim hoạt hình "Lion King". Vì mỗi đàn sư tử chỉ có một vua sư tử, và nếu một con sư tử lang thang thực sự có thể gặp được đàn ban đầu của mình thì bản năng của chúng cũng sẽ thôi thúc bản thân thách thức và chiến đấu với vua sư tử ban đầu.

    "Mối quan hệ cha con" lúc này trở nên vô cùng mờ nhạt trong tâm trí của chúng, bởi hai cá thể sư tử đực lúc này đang ở trong một mối quan hệ cạnh tranh. So với vua sư tử, sư tử cái trong đàn sẽ tỏ ra dịu dàng hơn rất nhiều vì giữa sư tử cái và sư tử đực không có xung đột lợi ích.

    Liệu sư tử đực có còn nhận ra cha mẹ mình sau nhiều năm lang thang xa đàn? - Ảnh 4.

    Mặc dù chưa có kết luận chắc chắn về khả năng nhận diện cha mẹ của sư tử đực, nhưng những bằng chứng hiện có cho thấy đây là điều có thể xảy ra.

    Trên thực tế, đó chỉ là một viễn cảnh được vẽ ra bởi các nhà nghiên cứu, bởi trong 5 năm lang thang bên ngoài tự nhiên, vua sư tử ban đầu cũng sẽ già đi, sức chiến đấu của nó cũng giảm sút theo thời gian và do đó rất có thể nó đã bị đánh bại bởi một con sư tử đực lang thang khác.

    Tóm lại, sư tử đực quả thực có thể nhận ra đàn ban đầu của mình sau khi bị đuổi khỏi đàn. Tuy nhiên, năng lực não bộ của sư tử thấp hơn nhiều so với con người nên cảm xúc của chúng cũng không phong phú và mãnh liệt như con người. Khi gặp lại, một trận chiến sinh tử là điều chắc chắn sẽ được diễn ra.

    Tham khảo: Sohu

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ