Liệu Tesla có thể trở thành Apple tiếp theo của làng công nghệ?
Liệu bằng chứng cho nhận định về số phận của Tesla này có thực sự thuyết phục, hãy đọc những dòng phân tích của các chuyên gia phố Wall.
"Các sản phẩm xe của Tesla dù có đắt nhưng thực sự là hiện thân cho công nghệ đột phá giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của con người vào nhiên liệu xăng dầu."
Đó quả thực là một lời khẳng định có cánh của Gene Munster, Doug Clinton và Andrew Murphy từ Loup Venture, cho rằng Tesla - công ty với tổng giá trị thương hiệu trên thị trường đạt 50 tỷ USD - được mệnh danh là một Apple tiếp theo của thế giới (giá trị thị trường của Apple là 770 tỷ USD).
Munster thực ra từng là một chuyên gia phân tích nổi tiếng của Apple khi ông còn làm việc tại Piper Jaffray, và hiện tại ông đang ở hữu quỹ đầu tư mạo hiểm của riêng mình. Đặc biệt, ông luôn có hứng thú với việc tìm ra một Apple tiếp theo, và Tesla được chọn làm ứng cử viên sáng giá cho vị trí đó.
Tesla hội tụ đủ những yếu tố cần thiết giống với những gì có thể được nói tương tự ở Apple: lãnh đạo có tầm nhìn và hiểu biết sâu rộng (Elon Musk so với Steve Jobs), lượng khách hàng ủng hộ cao, sản phẩm chất lượng tốt và hoàn thiện, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Kể từ khi Steve Jobs qua đời, đã khá nhiều lần Musk được xướng lên như cái tên kế nhiệm những ưu điểm của Jobs với vai trò và công lao đưa Tesla lên thành một công ty công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng nhanh bậc nhất.
Tuy nhiên, điều mà không được đề cập đến trong bản phân tích này là việc doanh thu của Tesla không tiến triển gì nhiều, mục tiêu năng suất đề ra khó đạt được, nhu cầu và tiềm năng chưa thực sự mạnh mẽ cho tương lai phát triển của phương tiện chạy năng lượng điện, và quan trọng nhất là thực tế rằng Tesla vẫn là một nhà sản xuất ô-tô chính hiệu chứ không phải công ty chuyên về công nghệ điện tử.
"Không phải công ty công nghệ"
Sự khác biệt giữa một Tesla sản xuất ô-tô và Tesla khi chuyên về công nghệ tại Silicon Valley vốn đã không còn trở nên xa lạ trong cộng đồng công nghệ nói chung. Những dấu hiệu và bằng chứng cụ thể ngày càng được thể hiện rõ hơn khi Tesla cho ra mắt nhiều sản phẩm ô-tô và hướng đến tiềm năng thị trường lớn, sản xuất với số lượng hàng loạt theo kế hoạch đề ra, ví dụ là Model 3.
Nhưng Munster và những đồng nghiệp của mình khó mà thay đổi quan điểm đặt ra trước đó của mình về sự tương đồng với Apple, kể cả khi dù có nhiều mẫu thuẫn đến như nào đi nữa. Để đưa ra những luận cứ xác thực, họ đã giới thiệu 5 điểm giống nhau cốt lõi giữa 2 công ty: thương hiệu - bộ máy lãnh đạo sáng suốt - phần mềm và phần cứng kết hợp hoàn thiện - tiếng tăm nổi trội - sức ảnh hưởng rộng lớn trên thị trường.
Cụ thể, Munster cho rằng tỷ lệ lớn người dùng cảm thấy mãn nguyện với các sản phẩm của Tesla đồng nghĩa với việc Tesla đã và đang dần sánh ngang với Apple trong khía cạnh hàng đầu để chiếm lòng tin người tiêu dùng như vậy rồi. Thế nhưng, con số đó của Apple liên quan tới hàng triệu khách hàng chỉ sử dụng mỗi iPhone chứ chưa nói tới toàn bộ dịch vụ và sản phẩm, còn Tesla mới chỉ đang thống kê trên một phần chưa đáng kể số người sử dụng xe chạy điện của họ mà thôi.
Musk là một nhà lãnh đạo tài ba, điều đó là không phải bàn cãi. Thực tế thì nhiều lúc ông còn được đánh giá có tầm nhìn và tham vọng bao quát và hiệu quả hơn cả Jobs - với sứ mệnh khám phá vũ trụ và đưa con người lên sao Hỏa của mình. Nhưng đó cũng địch thực là khía cạnh cần được xem xét lại khi so sánh 2 người và hiệu quả công việc của họ: Jobs chỉ tập trung vào việc khiến cho khách hàng hài lòng và hạnh phúc, chưa mơ tưởng đến nhiệm vụ cao cả như Musk, và chính vì thế mà ông có thể tập trung làm tốt hơn và đem lại sự toàn diện cho công ty của mình.
Xét về tiềm lực phát triển phần cứng và phần mềm, Munster cho rằng vì Tesla phải gánh vác mọi trọng trách nghiên cứu và phát triển bằng chính đôi tay của họ ngay từ đầu, nên họ phải cần nhiều thời gian hơn so với những nhà sản xuất ô-tô truyền thống khác để hiện thực hóa thiết kế tính năng lái tự động và cập nhật hệ thống từ xa. Dẫu vậy, điều đó nghe có vẻ không hợp lý chút nào vì bất kỳ một thương hiệu ô-tô lớn nào khác trên thị trường đều có thể tự phát triển và đưa các đặc trưng tương tự đó lên sản phẩm của mình ngay, chỉ là vì họ chưa chắc khách hàng của mình có cảm thấy thực sự cần thiết và hợp lý hay không thôi. Nói đến công nghệ lái tự động, Tesla đã đưa vào hoạt động được vài năm, nhưng số lượng người dùng quá ít, đồng thời cơ chế họ sử dụng lại có phần khác biệt khi thiết lập camera với cảm biến thay vì nền tảng radar laser cao cấp khác.
Như vậy, viễn cảnh một ngày công nghệ đó của Tesla bị qua mặt dễ dàng từ những nhà sản xuất sừng sỏ khác như GM hay Ford là hoàn toàn có cơ sở. Hơn nữa, dù phần mềm ứng dụng là một trong những mảnh ghép quan trọng trong sản phẩm tung ra, nhưng vốn họ đã và đang có nhiệm vụ tập trung vào loại hình sản phẩm giao thông vận tải chạy điện, nên đó vẫn không phải là điều mà Tesla bỏ công sức nhiều nhất đủ để đáp ứng được kỳ vọng.
Hướng đi sai lầm?
Vậy còn yếu tố tiếng tăm và tầm thuyết phục, ảnh hưởng lớn trên thị trường thì sao, Tesla có khác gì Apple ở điểm này hay không? Luận điểm và bằng chứng được đưa ra ở đây là “Với Model được bán ra với mức giá 35.000 USD, một số lượng lớn khách hàng mong muốn sở hữu các dòng xe cận cao cấp đang tỏ ra hứng thú và thu hút rất nhiều, và số liệu về độ hài lòng thu thập được là 91% - đủ để chứng tỏ tiềm năng lớn của Tesla.”
Trước tiên, chúng ta không thể chắc chắn rằng con số 91% đó có được phát huy và duy trì hay không nếu như Tesla ra mắt một dòng sản phẩm tầm trung giá rẻ hơn, vì từ trước tới nay họ mới chỉ tiếp cận phân khúc cao cấp là chủ yếu.
Tiếp theo, Tesla đang dần thu được lợi nhuận ít đi tận 20% khi tính đến những thống kê về Model S và Model X hiện tại của mình. Model 3 dự kiến sẽ có giá chỉ bằng 1 nửa so với chúng (hoặc ⅔ tùy theo một số điều kiện thị trường), do vậy để có thể thu lợi nhuận ròng, Tesla phải làm sao để chi phí sản xuất Model thấp hơn cả giá bán ra - vốn đã rẻ như vậy rồi.
Một tình trạng thường thấy trên thị trường và nền công nghiệp ô-tô là các dòng sản phẩm nhỏ, ít tiền sẽ đem lại ít hiệu suất và cả lợi nhuận hơn những xe tải lớn hay SUV. Nhưng với tiêu chuẩn sử dụng nhiên liệu điện sạch thì có vẻ như Tesla đang dần gạt đi góc nhìn đó để tập trung vào một tương lai chiếm lĩnh thị trường với nhiều xe chạy nhiên liệu sạch hết sức có thể. Munster dựa vào đó để tâng bốc tầm nhìn của Tesla với lĩnh vực đầu tư vào năng lượng mặt trời và dự trữ, tính toán lâu dài, nhưng có vẻ như chúng không đóng góp gì nhiều cho giá trị và doanh số của công ty ngoài việc phát sinh thêm nhiều việc và các khoản chi tiêu phải lo hơn (trừ khi Tesla là một công ty lớn chuyên về phát triển nền tảng năng lượng sạch của tương lai.)
Điều ngạc nhiên và có phần ngược đời ở đây là Munster chỉ chăm chăm vào góc cạnh duy nhất rằng Tesla là hiện thân của một công ty toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhưng lại không hề nói đến, hoặc đề cập rất ít, về khía cạnh đặc trưng cơ bản nhất của họ: một nhà sản xuất ô-tô.
Lý do cho việc này là vì họ cảm thấy bối rối khi đề cập đến việc tại sao một công ty có tổng giá trị thương hiệu 50 tỷ USD trên thị trường lại chỉ có thể sản xuất 80.000 phương tiện/năm, trong khi những công ty có giá trị thị trường nhỏ hơn như Ford, GM, Fiat Chrysler Automobiles lại có thể tung ra cùng con số 80.000 đó nhưng là xe tải, và chỉ cần 1 tháng để hoàn thành.
Thống kê so sánh với các thương hiệu khác
Lịch sử lặp lại
Phố Wall đã từng có nhận định tương tự vào khoảng năm 2015-2016, khi các chuyên gia phân tích cùng đồng tình cho rằng Tesla cần phải sản xuất hàng triệu phương tiện thì mới đủ để tính toán phù hợp với tổng giá trị thị trường đạt 30 tỷ USD lúc bấy giờ của họ. Do vậy, Tesla từng được lôi ra mổ xẻ và xem xét kỹ lưỡng, xét cả trên những khía cạnh bên ngoài lĩnh vực sản xuất đơn thuần, để rồi cuối cùng Phố Wall cũng dần nhìn ra được sự thật.
Một công ty 15 năm tuổi có khả năng tăng 20 tỷ USD tổng giá trị thị trường chỉ trong 4 tháng thì quả thực làm dấy lên rất nhiều thắc mắc. Munster cùng những đồng nghiệp của mình hoàn toàn đủ nhận thức để biết điều đó, nhưng họ không nêu lên vì chắc hẳn vẫn còn đó những quan điểm một chiều có phần phiến diện, cho rằng Tesla sẽ nắm giữ vai trò thay đổi toàn diện như điều mà Apple đã làm với thiết kế iPhone của mình. Và nếu có chút kiến thức về thị trường ô-tô nói chung, chắc chắn nhiều người sẽ ngay lập tức nhìn ra sự bất hợp lý và phi thực tế của lời khẳng định được nêu ra ban đầu.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"