Rất khó nhận định liệu Xiaomi có thể thành công tại Mỹ hay không bởi hãng đang đứng trước những cơ hội ngàn vàng, vấn đề chỉ còn là thực thi ra sao mà thôi.
2016 chắc chắn không phải một năm may mắn gì với mảng smartphone của Xiaomi. Sau quý tài khóa thứ hai chứng kiến mức doanh số tụt giảm tới 40%, Xiaomi đã tụt hẳn vài bậc trong bảng xếp hạng các hãng smartphone lớn nhất Trung Quốc. Hãy xem thêm bài viết lý giải về sự ngã ngựa của Xiaomi ở đây.
Như chúng ta đều biết, các sản phẩm của Xiaomi không chỉ dừng lại ở điện thoại – chúng ta đều kỳ vọng vào những sản phẩm thông minh khác như giày, vòng đeo, quạt, ấm đun,… và sắp tới sẽ là chiếc máy hút bụi tự lái trong nhà. Thế nhưng dù có thể nào thì smartphone vẫn là con át chủ bài của hãng sản xuất này. Sau thất bại đau thương ở đại lục, tuần trước, Xiaomi đã công bố kế hoạch Mỹ tiến trong chiến lược đánh vào những thị trường màu mỡ hơn.
Đúng vậy, khoảng tháng 10 năm nay, Xiaomi sẽ chính thức mở bán điện thoại tại Mỹ. Thực tế, hãng điện tử này đã có cửa hàng online bán sang Mỹ nhưng mới chỉ toàn các sản phẩm phụ kiện như loa, tai nghe.
Tỷ lệ thành công tại Mỹ?
Điều này rất khó nói.
Một mặt thì Mỹ chắc chắn không phải một mục tiêu tốt xét về số lượng người dùng cũng như nhu cầu sở hữu máy rẻ. Trong khi Apple đang dẫn đầu thị trường và bỏ xa cái tên thứ hai (Samsung), sản phẩm smartphone giá rẻ (iPhone SE) của họ vẫn đắt hơn cả dòng chủ lực của Xiaomi. Samsung, hãng smartphone duy nhất sở hữu thị phần 2 con số tại Mỹ cũng đạt được vị thế này hầu hết nhờ các sản phẩm flagship cao cấp như Galaxy S7 (với giá thành gấp đôi một chiếc Xiaomi Mi5).
Thế nhưng mặt khác. mặc dù khả năng thống trị thị trường là rất thấp nhưng các hãng điện thoại Trung Quốc như ZTE vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng tại Mỹ trong vài năm qua nhờ những chiếc máy giá rẻ nhưng đáp ứng đủ nhu cầu cho một bộ phận người dùng. Như vậy, vẫn có khả năng Xiaomi chiếm được một vị trí tương tự trong phân khúc giá rẻ tại xứ cờ hoa.
Thiên thời địa lợi
Xiaomi và một số nhà sản xuất Trung Quốc khác sẽ sớm được hưởng nhiều thuận lợi bởi thị trường Mỹ đang đứng trước một cú chuyển dịch lớn về sử dụng smartphone. Trước đây, hầu hết người Mỹ đều tham gia vào các chương trình ký hợp đồng dùng điện thoại 2 năm nếu cam kết sử dụng dịch vụ của một mạng viễn thông nào đó. Điều này có nghĩa là từ góc độ của họ, những chiếc máy cao cấp như iPhone cũng chỉ còn khoảng 200 USD hoặc thậm chí là miễn phí – chi phí còn lại sẽ được bù đắp bằng tiền họ sử dụng dịch vụ viễn thông.
Thế nhưng nay, khi các nhà mạng viễn thông của Mỹ bắt đầu xóa bỏ phương thức này, giá thành các sản phẩm smartphone bắt đầu hiển hiện rõ hơn với người tiêu dùng. Giờ đây, nếu muốn mua một chiếc iPhone tại Mỹ, bạn sẽ phải trả full chi phí hoặc vay lãi suất 0% và trả 30 USD/tháng trong vòng 2 năm. Nhiều người bắt đầu nhận ra sở hữu một chiếc iPhone là đắt đỏ nhường nào và dần tìm đến những giải pháp thay thế chi phí thấp.
Đây cũng không phải một thay đổi mới. Verizon đã xóa bỏ phương thức sử dụng điện thoại này từ 1 năm trước. Điều này có nghĩa là nhiều người tham gia các chương trình như vậy sẽ kết thúc hợp đồng 2 năm vào cuối năm nay. Và khi đó, họ sẽ phải đối mặt với việc giá thành điện thoại đã hiển hiện rõ ngay trước mặt. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ sớm được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong doánh số các dòng điện thoại giá rẻ.
Liệu có thể nắm bắt?
Xiaomi đã khá khôn khéo khi chọn ra cho mình một thị trường ngách tại Mỹ nhưng lại không có mấy cơ hội vượt mặt những gã khổng lồ như Apple tại Trung Quốc. Nếu các thương hiệu Trung Quốc như ZTE có thể bán smartphone thành công trên đất Mỹ thì Xiaomi có lẽ sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu đi đúng hướng.
Tuy vậy, liệu Xiaomi có thành công được ở Mỹ hay không lại là một câu hỏi khác. Nếu như tại đại lục, Xiaomi thổi phồng danh tiếng của mình dựa trên sự khan hiếm giả tạo trên thị trường thì tại Mỹ, chiến lược này sẽ khó có cơ hội phát huy. Một hãng smartphone Trung Quốc khác là OnePlus cũng thực thi chiến lược tương tự với phương thức bán hàng hạn chế qua bạn bè mời cũng đã ngậm thất bại và phải xoay sang hướng khác. Xiaomi chắc chắn sẽ phải thay đổi chiến thuật nếu muốn xây dựng thương hiệu tại thị trường khó tính này.
Điều cuối cùng đáng chú ý là cửa hàng online của Xiaomi tại Mỹ cũng chưa tạo lập được chút ảnh hưởng nào dù đã chính thức mở cửa từ vài năm trước. Rõ ràng Xiaomi chưa thực sự giành nhiều tâm huyết vào việc quảng bá nó nên cõ lẽ hãng sẽ lại phải gây dựng thương hiệu lại từ đầu cho các dòng smartphone tiến công vào sau này.
Thiết lập quan hệ đối tác với các hãng viễn thông lớn bản địa như Verizon hay AT&T có thể là một kế hoạch thông minh. Xiaomi cũng cần phải từ bỏ chiến lược “online trước tiên” khi bắt đầu xâm nhập Mỹ, bởi kết hợp với các nhà mạng đồng nghĩa với việc chuyển các cửa hàng sang dạng offline.
Tham khảo Tech In Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"