Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến

    TVD,  

    Đem lại nhiều lợi thế trong trận chiến, tuy nhiên lực lượng lính đánh thuê cũng có nhiều rủi ro đối với Chính phủ sử dụng.

    Cách đây 2400 năm, hoàng tử Cyrus của Ba Tư đã thuê 10 vạn quân Hy Lạp để lật đổ ngai vàng của chính anh trai mình là Arsaces. Một trận chiến định mệnh và sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên một đội quân được thuê bằng tiền để phục vụ mục đích quân sự của nước khác.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Cho đến tận ngày nay, việc sử dụng lính đánh thuê đã trở thành xu thế của chiến tranh, khi các nước muốn giảm thiểu tổn thất cho quân đội của mình. Có những lực lượng lính đánh thuê tinh nhuệ được đào tạo trên thế giới, như lực lượng Blackwater của Mĩ. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các hoạt động của một lựa lượng lính đánh thuê chuyên nghiệp, tầm ảnh hưởng cũng như rủi ro trong chiến tranh.

    Họ là ai?

    Trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa của cụm từ ‘lính đánh thuê’ cũng như những ngừi lính này họ là ai và họ phục vụ cho điều gì. Lính đánh thuê, hay mercenary theo tiếng La-tinh có nghĩa là tiền công hoặc lệ phí. Do đó theo nghĩa đen, có thể hiểu lính đánh thuê là những người lính chiến đấu vì tiền, tuy nhiên họ khác với những người lính thông thường (cũng được trả lương, thưởng sau mỗi trận chiến).

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Trong lịch sử, lính đánh thuê là những người lính được thuê để phục vụ cho quân đội của một quốc gia nước ngoài. Ví dụ trong cuộc cách mạng tại Mỹ, Vương quốc Anh đã thuê lính Đức để chống lại những người Mỹ đứng lên kháng chiến. Lính đánh thuê là lực lượng sát cành cùng quân đội thuộc địa. Trong một cuộc chiến tranh thường có ba thành phần quân đội chính là Regular Army (quân đội trực thuộc của quốc gia đó, là những người lính chuyên nghiệp) Militia (dân quân, là những người dân đứng lên chiến đấu) và Mercenary Army (lính đánh thuê).

    Công ước Geneva cũng xác định rõ một người lính đánh thuê phải hội đủ các yếu tố:

    - Không phải thành viên thường trực của lực lượng vũ trang tại nước đó, mà chỉ được tuyển chọn để tham gia một chiến dịch đặc biệt (được ghi trong hợp đồng).

    - Tham gia vì mục đích cá nhân và được trả công nhiều hơn gấp nhiều lần quân đội trực thuộc.

    - Không thuộc quốc tịch của các quốc gia đang xung đột, hoặc không nằm trong vùng lãnh thổ bị kiểm soát bởi các quốc gia đang xung đột.

    Một lính đánh thuê không được công nhận các đặc quyền của người lính hợp pháp theo công ước Geneva . Họ có thể bị buộc tội giết người, thảm sát, nếu bị bắt sẽ không được bảo vệ bởi quyền của tù binh chiến tranh.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Năm 1989, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cấm sử dụng lính đánh thuê. Tuy nhiên chỉ có 30 quốc gia đã ký và thông qua, các nước như Mỹ và Iraq đã không ký kết hiệp định. Lý do lớn nhất là do những lợi ích lớn trong việc sử dụng lính đánh thuê trong chiến tranh.

    Tại sao lính đánh thuê được sử dụng?

    Mục đích sử dụng lính đánh thuê trong chiến tranh có nhiều thay đổi từ trước tới nay. Trong trận chiến Ba Tư cách đây 2400 năm, hoàng tử Cyrus phải thuê quân đội Hy Lạp do ông không nắm quyền điều hành quân đội trong tay, vì vậy để có một đội quân lật đổ ngai vàng ông phải bỏ tiền ra thuê.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Sau đó vào khoảng thế kỷ 15 - 16, các đội quân lính đánh thuê trở nên chuyên nghiệp hơn, họ thường có một thế mạnh nhất định trong chiến đấu. Ví dụ như đội quân Swiss Guard của Thủy Điển có kỹ năng cận chiến tốt, đặc biệt là khả năng dùng giáo hay đội quân Landsknechte của Đức với khả năng dùng súng hỏa mai chuẩn xác. Do đó các lãnh chúa thuê họ để bù đắp điểm yếu cho quân đội của mình trong các trận chiến.

    Trong Thế chiến thứ II, quân đội Đức đã tuyển dụng những người lính nước ngoài, thậm chí là người dân bình thường từ các nước mà Đức chiếm đóng. Họ được gọi là các freiwillige, được sử dụng như lá chắn tiên phong trên chiến trường.

    Sau Thế chiến thứ II, nhưng người lính đánh thuê trước đây trở thành cố vấn, hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo ở các nước thứ ba, như Congo, Angola hay Sirrea … Họ phục vụ cho cả quân đội chính phủ và các nhóm quân chống đối, thậm chí cả khủng bố. Một số bị bắt và xét sử tại tòa án chiến tranh.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Ngày nay, các quốc gia vẫn tích cực sử dụng lính đánh thuê không phải vì họ tinh nhuệ hơn, cũng không phải vì các quốc gia này không có quân đội, mà nhằm mục đích chính là giảm thương vong. Do đó, các lực lượng lính đánh thuê bị hạn chế hoạt động và bị kiểm soát nhiều hơn, họ phải tham gia những hoạt động rất nguy hiểm.

    Công ty quân sự tư nhân (PMC)

    Sau chiến tranh lạnh, bản chất của chiến tranh đã thay đổi, không còn những cuộc chiến quy mô lớn mà thay vào đó là những cuộc xung đột nhỏ. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội, kính tế chính trị cũng được xem trọng hơn, quân đội có nhiều công việc phải làm hơn và do đó lực lượng bị dàn mỏng. Và lúc này các quốc gia bắt đầu tìm đến những công ty quân sự tư nhân (PMC) để lấp khoảng trống, họ huấn luyện và quản lý các lực lượng lính đánh thuê và cung cấp cho các quốc gia, tổ chức cá nhân có nhu cầu.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Thị trường đặc biệt này thực sự là miếng mồi kinh doanh béo bở và thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các PMC mọc lên như nấm, với số vốn đầu tư có thể lên đến hàng tỷ USD. Dưới đây là danh sách các PMC đang hoạt động:

    - Blackwater Worldwide

    - G4S

    - Control Risks

    - DynCorp

    - Erinys

     -Executive Outcomes

    - Global Strategies Group

    - Kroll

    - Military Professional Resources Inc. (MPRI)

    - Olive Group

    - Sandline International

    - Triple Canopy

    - Vinnell

    Cuộc xung đột tại Iraq cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chưa từng có của các PMC và các nhà thầu phi quân sự. Chính phủ Mỹ đã sử dụng lính đánh thuê như lực lượng chính tại mặt trận này, ước tính có khoảng 180.000 PMC thuộc nhiều quốc gia khác nhau làm việc cho Mỹ trong chiến tranh Iraq, với nguồn vốn mà Mỹ bỏ ra khoảng 100 tỷ USD.

    Các lực lượng lính đánh thuê tinh nhuệ nhất

    G4S

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Là công ty quân sự tư nhân lớn nhất thế giới với hơn 625.000 nhân viên. G4S đóng một vai trò quan trọng ở các vùng khủng hoảng trên khắp thế giới, tập trung vào nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở ngân hàng, nhà tù và sân bay.

    Blackwater Worldwide

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Trụ sở chính nằm sâu trong khu vực hoang vu của Bắc Carolina - một trong những nơi đào tạo lính đánh thuê lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Theo một cuốn sách viết về Blackwater năm 2007, tính đến khi đó, cơ sở này đã cho "ra lò" 20.000 binh sĩ, 20 máy bay, một đội xe bọc thép và đào tạo nhiều chó chiến đấu. Hầu hết các nguồn lực này được chuyển tới Iraq và Afghanistan theo các hợp đồng với chính phủ Mỹ.

    Triple Canopy

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Công ty có một đội ngũ 1.800 nhân sự, theo các hợp đồng lên tới 1,5 tỷ USD. Một bản đánh giá chính thức về lực lượng Triple Canopy ở Iraq kết luận họ là một "lực lượng làm việc chuyên ghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm tốt". Triple Canopy còn thuê khoảng 3.000 nhân viên nữa trên toàn cầu.

    DynCorp

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Có trụ sở ở Virginia, Mỹ, DynCorp là một trong 8 hãng an ninh tư nhân được Bộ Ngoại giao Mỹ chọn giữ lại ở Iraq sau khi quân Mỹ rút khỏi nước này. Công ty quân sự với thu nhập 3,4 tỷ USD hàng năm này còn hoạt động tích cực ở châu Phi, Đông Âu và Mỹ Latinh, với một đội ngũ nhân viên hơn 10.000 người.

    Erinys

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Sứ mệnh lớn nhất của họ trong những năm qua này đã đưa 16.000 vệ sĩ của hãng tới 282 địa điểm trên khắp đất nước Vùng Vịnh, nơi họ bảo vệ các đường ống dẫn dầu then chốt cùng nhiều tài sản năng lượng khác. Nhóm này còn hiện diện ở châu Phi và mới đây đã nhận được 2 hợp đồng ở Cộng hòa Congo về việc đảm bảo an ninh tại các dự án khí đốt, dầu lửa và quặng sắt.

    Quân đoàn Lê dương Pháp (FFL)

    FFL không phải một nhà thầu quân sự tư nhân, nó trực thuộc quản lý của chính phủ Pháp, tuy nhiên có một điều đặc biệt đó là toàn bộ binh linh của FFL đều là lính đánh thuê. Đây cũng được xem là đội quân kỳ lạ nhất trên thế giới, vì bất cứ ai ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể đăng ký để trở thành người của quân đoàn này. Mặc dù vậy quân đoàn FFL hoạt động rất kỷ luật, tuân theo những quy tắc nhất định và trực thuộc quản lý của Chính phủ Pháp.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    FFL hiện là quân đội tổ chức tuyển mộ mạnh nhất thế giới thông qua Internet. Sau khi đăng ký, quá trình tuyển chọn sẽ bắt đầu với kiểm tra y tế và một vài câu hỏi phỏng vấn. Sau đó, những ứng viên lọt vào vòng trong sẽ trải qua các bài kiểm tra IQ logic, thể lực, kiểm tra tính cánh để xác định điểm mạnh và kỹ năng của họ. Những người được lựa chọn sẽ phải ký hợp đồng 5 năm và thay đổi tên họ.

    Sau quá trình tuyển chọn là khóa đào tạo cơ bản kéo dài 15 tuần tại một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Pháp. Khóa đạo tạo sẽ giúp tân binh có những kỹ năng cơ bản, làm quen với cuộc sống quân ngũ và biết tiếng Pháp. Sau khóa đào tạo, những người lính sẽ được chuyển về 11 trung đoàn rải rác trên nước Pháp và các nước đồng minh.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Trong thời gian làm việc theo hợp đồng, có không ít những người lính FFL đã ngã xuống, từ năm 1831 đến nay có hơn 35.000 người lính đã chết trong khi làm nhiệm vụ. Họ đều được hưởng những chính sách bảo hiểm đặc biệt.

    Rủi ro của việc sử dụng lính đánh thuê

    Các lực lượng lính đánh thuê có thể tạo ra một lợi thế rất lớn trong chiến tranh, giảm thiểu thương vong của quân đội chủ lực, tuy nhiên các lực lượng này cũng là một gánh nặng với nhiều rủi ro.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Nhiều người nói rằng việc sử dụng lính đánh thuê tiết kiệm kinh tế cho chính phủ, tuy nhiên sự thật lại không phải luôn luôn như vậy. Để có thuê một đội quân tinh nhuệ có chất lượng cao, Chính phủ cũng phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. Trong chiến tranh Iraq, Chính phủ Mỹ đã phải bỏ ra 85 tỷ USD để có được sự phục vụ của các lực lượng lính đánh thuê từ năm 2003 đến 2007, nó chiếm 20% tổng chi phí tại chiến tranh Iraq. Có một sự thật trong lịch sử là nhiều Chính phủ khống muốn, hoặc không thể trả số tiền cho các lực lượng lính đánh thuê, khiến họ rời bỏ cuộc chiến, hoặc thậm trí đầu quân cho phe đối lập.

    Rủi ro thứ hai đó là lòng trung thành. Một câu chuyện nổi tiếng thế kỷ 14, đạo quân Almogávares  của Tây Ban Nha được thuê bởi đế quốc Byzantine nhằm đánh lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, đạo quân này đã quay lại tấn công chính những kẻ đã thuê họ, và từ đó sự trung thành của những lực lượng lính đánh thuê luôn được đặt dấu chấm hỏi.

    Lính đánh thuê, một phần tất yếu của cuộc chiến
     

    Ngoài ra, các lực lượng lính đánh thuê không hoạt động độc lập, thông thường sẽ phối hợp tác chiến với quân đội bản địa. Tuy nhiên việc chia sẻ thông tin và phối hợp tác chiến giữa những con người xa lạ trở thành một vấn đề khó khăn. Điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong trận chiến.

    Cuối cùng, sự xuất hiện của lực lượng lính đánh thuê có thể làm suy yếu lực lượng quân đội của một quốc gia tại chiến trường. Điều này khiến cho việc kiểm soát tình hình khi có những biến động trở nên khó khăn, vì các lực lượng lính đánh thuê chỉ thực hiện các nhiệm vụ nhất định đã giao ước từ trước.

    Tham khảo: HowStuff Works

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ