(NLĐO) - Firefly Sparkle, vừa lộ diện giữa vùng vũ trụ chỉ 600 triệu năm hậu Big Bang, là bản sao "sơ sinh" của Ngân Hà.
- Lỗ đen bí ẩn vừa phóng ra cặp tia plasma khổng lồ, dài bằng 140 Dải Ngân hà cộng lại
- Phải mất 7.200 năm để bay đến Proxima Centauri, hàng triệu năm để khám phá Dải Ngân hà, và du hành giữa các vì sao là không thể?
- Có hay không chuyện trung tâm dải Ngân Hà ẩn chứa nguồn năng lượng 'kì lạ' khiến các ngôi sao ở đây trở nên 'bất tử'?
- Eta Carinae: Siêu sao bí ẩn của Dải Ngân hà
Theo Sci-News, dữ liệu từ kính viễn vọng không gian James Webb vừa ghi nhận được một vật thể có thể phản ánh được chân dung của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) khi mới bắt đầu hình thành.
Được đặt biệt danh là Firefly Sparkle - tức Đom đóm lấp lánh - là một thiên hà tồn tại giữa vùng không gian chỉ 600 triệu năm sau sự kiện Vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.
Điều này có nghĩa hình ảnh mà James Webb ghi nhận được về nó là hình ảnh của 13,2 tỉ năm trước, bởi ánh sáng từ Firefly Sparkle đã mất hàng tỉ năm để chạm được đến Trái Đất.
TS Lamiya Mowla từ Đại học Wellesley (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu đa quốc gia về Firefly Sparkle, cho biết việc tìm ra nó là sự kiện đáng kinh ngạc.
James Webb vốn không thể nhìn xa và rõ ràng đến tận vị trí thực tế mà thiên hà cổ đại này từng tồn tại 13,2 tỉ năm trước. Tuy nhiên, một thấu kính hấp dẫn đã giúp sức.
Thấu kính hấp dẫn là một vật thể hay cụm vật thể tiền cảnh, có trường hấp dẫn cực lớn đến mức làm bẻ cong không - thời gian, nằm chắn giữa tầm nhìn từ Trái Đất đến vật thể cần quan sát.
Trong quan sát này, cụm thiên hà tiền cảnh khổng lồ có tên MACS J1423.8+2404 đóng vai trò thấu kính hấp dẫn, trở thành một chiếc kính lúp siêu mạnh treo lơ lửng trước tầm mắt James Webb, nhờ vậy Firefly Sparkle hiện ra rõ ràng.
Bên cạnh đó, Firefly Sparkle còn là một thiên hà hiếm có. Không chỉ phơi bày rõ ràng từng thành phần và cực kỳ xa xưa, nó còn có khối lượng tương đương với Ngân Hà sơ khai mà các nhà khoa học đã tính toán trước đây.
Khối lượng của Firefly Sparkle tập trung ở 10 cụm sao, với tổng khối lượng gấp khoảng 10 triệu lần khối lượng Mặt Trời.
Điều này khiến Firefly Sparkle trở thành một trong những thiên hà có khối lượng thấp nhất được phân giải thành các cụm sao được quan sát thấy vào thời điểm vũ trụ mới hình thành vài trăm triệu năm.
Ngoài ra, các nhà thiên văn học cũng quan sát thấy hai thiên hà lân cận, mà họ đặt tên là Firefly-Best Friend và Firefly-New Best Friend, nằm cách Firefly Sparkle lần lượt 6.000 và 40.000 năm ánh sáng, nhỏ hơn kích thước của Ngân Hà ngày nay.
Chúng có dấu hiệu đang tiến tới một vụ sáp nhập với Firefly Sparkle.
"Người ta từ lâu đã dự đoán rằng các thiên hà trong vũ trụ sơ khai hình thành thông qua các tương tác và sáp nhập liên tiếp với các thiên hà nhỏ hơn. Chúng ta có thể đang chứng kiến quá trình này" - nhà nghiên cứu Yoshihisa Asada từ Đại học Kyoto (Nhật Bản), đồng tác giả, cho biết.
Nói cách khác, quan sát Firefly Sparkle giống như đang nhìn vào một "thế giới song song" của Ngân Hà, nhưng là phiên bản của quá khứ, khi nó hãy còn sơ sinh.
Vì vậy thông qua nó, các nhà khoa học có thể tìm hiểu thêm về sự hình thành của chính nơi mà Trái Đất thuộc về.
Các phát hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sang năm 2025, Cực Bắc từ của Trái Đất sẽ bị lệch 175 km: Các ứng dụng GPS như bản đồ Google Maps ở Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không?
Cục Khảo sát Địa chất Anh (BGS) cho biết nếu không cập nhật vị trí Cực Bắc từ mới, một chiếc máy bay từ Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi đến Anh có thể sẽ bay chệch hướng 150 km.
Công ty Trung Quốc lén bán chip của TSMC cho Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen