Lo lắng và kỳ vọng: chúng ta có đủ khả năng làm chủ AI trong thời đại mới?
Những lo lắng và thách thức về khả năng “làm chủ AI” của con người đã được các chuyên gia ở lĩnh vực này giải đáp trong chương trình “Ai làm chủ AI” phát sóng trên kênh truyền hình HTV9.
- Vẫn chưa phải thời điểm chín muồi của các thiết bị AI
- Nghịch lý AI tại CES 2024: tràn ngập các sản phẩm gắn mác "AI" mà chẳng ai hiểu ý nghĩa là gì
- Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm “được ăn cả, ngã về không” của Microsoft
- Muốn có AI trên smartphone thì Samsung phải bổ sung ít nhất 20GB RAM mới "ngon", nhưng Apple có chiêu khác
- Bảo mật, chuyển giọng nói thành văn bản,...những mảnh ghép về Galaxy AI tiếp tục được Samsung hé lộ tại CES 2024
2023 - năm trỗi dậy của AI: tiềm năng đi kèm thách thức
Năm 2023 đã chứng kiến một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), với sự bùng nổ không chỉ trong phạm vi nghiên cứu mà còn trong ứng dụng thực tế. Theo báo cáo của PwC, ngành công nghiệp AI toàn cầu ước tính đạt trị giá 15,7 tỷ USD vào năm 2023, tăng trưởng đáng kể so với chỉ vài năm trước. Điển hình, số người dùng ChatGPT, một ứng dụng AI phổ biến, đã tăng vọt lên khoảng 180 triệu người dùng hàng tháng.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI cũng đem lại lo ngại về khả năng kiểm soát và quản lý. Vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng nổi lên như một thách thức lớn. Có báo cáo chỉ ra rằng, các vấn đề về lỗ hổng bảo mật trong AI có thể dẫn đến rủi ro thông tin cá nhân bị lộ lọt. Ngoài ra, vấn đề về bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng trở nên phức tạp hơn khi AI có khả năng tạo ra nội dung một cách độc lập. Điều này đặt ra câu hỏi về quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm do AI tạo ra và cách thức xác định trách nhiệm pháp lý.
Thêm vào đó, AI cũng đang đối mặt với thách thức về đạo đức và tính công bằng. Câu hỏi về việc liệu AI có phản ánh định kiến và thiên vị của con người trong quá trình học máy hay không cũng là một mối quan tâm lớn.
Quyền làm chủ AI thuộc về con người
Xuất hiện trong buổi talkshow với CafeTek, phát sóng trên kênh truyền hình HTV9 vào sáng Chủ Nhật vừa qua, ông Phạm Xuân Hà, Giám đốc trang tin Công nghệ GenK.vn đưa ra quan điểm rằng trên thực tế các ông lớn công nghệ rất quan tâm đến các thách thức này ngay từ khi AI mới manh nha xuất hiện và họ đã đưa ra những giải pháp ban đầu rất nhanh chóng nhằm xua tan đi những lo lắng từ phía người dùng, đặc biệt là vấn đề liên quan đến quyền riêng tư - bảo mật dữ liệu.
Trong lĩnh vực kinh doanh, nhiều công ty công nghệ hàng đầu đã chủ động thiết lập các bộ phận đạo đức AI. Mục đích của những bộ phận này không chỉ để giám sát việc triển khai AI mà còn để đảm bảo rằng các sản phẩm của họ tuân theo các nguyên tắc đạo đức và không gây hại cho xã hội. Bên cạnh đó, những ông lớn nắm giữ cả phần cứng và phần mềm như Samsung còn sớm phát triển những biện pháp bảo mật kỹ càng, ông Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Chiến lược sản phẩm Ngành hàng Trải nghiệm Di động tại Samsung Vina đã đưa ra quan điểm về vấn đề này, cho biết Samsung áp dụng giải pháp Knox Matrix, kết nối các thiết bị thành 1 hệ sinh thái; Khi 1 trong các thiết bị tấn công, thì người dùng sẽ nhận được 1 thông báo về tài khoản chính về việc có người lạ đang muốn xâm nhập vào thiết bị trong hệ sinh thái SmartThings của mình, thêm 1 cái nữa là tất cả dữ liệu đó sẽ được mã hóa đầu cuối. Điều đó có nghĩa là chỉ có thiết bị của người dùng mới có quyền giải mã, kể cả khi máy chủ của Samsung cũng không thể đọc được thông tin.
Bên cạnh đó, quyền làm chủ của con người với AI, theo Samsung phải tập trung vào 3 thứ. Thứ nhất là human, nghĩa là những giải pháp AI phải rất là dễ sử dụng, dễ hiểu. Thứ 2 là personal, có nghĩa là AI trên thiết bị sẽ tùy theo thói quen sử dụng của chính người dùng đó để đưa ra đề xuất phù hợp, không giống nhau với người dùng khác nhau. Thứ 3 được gọi là reliable, có nghĩa là nhắc tới Galaxy AI là phải nhắc tới đó là một giải pháp AI đáng tin cậy mà khi người ta sử dụng phải có cảm giác yên tâm.
Galaxy AI mở đầu cho xu hướng trao quyền làm chủ AI cho con người?
Mặc dù có những lý lẽ khác nhau về sự phát triển của AI nhưng cả 4 vị khách trong chương trình CafeTek đều đồng ý rằng không ai khác, chính con người sẽ làm chủ AI vì dù thế nào, chúng ta cũng là người tạo ra sản phẩm này và hiểu được khả năng cũng như những giới hạn của nó. Host của chương trình, nhà báo Ngô Trần Thịnh, từ Đài truyền hình Tp.HCM cho rằng nhờ AI, chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Đại diện từ Samsung, FPT và các nhà báo có nhiều công trình về AI gặp nhau và cùng trao đổi về chủ đề "Ai làm chủ AI" tại talkshow của HTV.
Để làm được điều đó, rõ ràng AI cần phải được tích hợp vào sản phẩm gần gũi nhất với con người hiện tại - chiếc smartphone. Mỗi năm có tới 1,4 tỷ chiếc smartphone được bán ra và đây từ lâu đã được coi là vật bất ly thân với mỗi chúng ta. Đó cũng là lý do Galaxy AI được kỳ vọng sẽ ra mắt vào ngày 18/1 tới đây được chờ đón là một trong những giải pháp giúp con người "làm chủ AI" một cách sớm nhất, bằng cách tận dụng sức mạnh của on-device AI ngay trên smartphone. Đây không chỉ là bước tiến đáng nhớ của riêng Samsung mà còn được kỳ vọng sẽ thay đổi cách chúng ta sử dụng smartphone hiện đại khi không chỉ sử dụng nó như một công cụ mà còn trở thành trợ lý cá nhân thông minh có khả năng ứng biến và sáng tạo, giúp cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn.
Đón chờ sự ra mắt của Galaxy AI tại sự kiện Galaxy Unpacked sắp tới và thực hiện khảo sát để nhận đặc quyền sớm lên tới 2 triệu đồng tại: https://www.samsung.com/vn/unpacked
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4