Lo ngại biến đổi khí hậu, giới khoa học tìm cách để làm mặt trời tối đi
Nói là làm mặt trời tối đi vậy thôi, thực ra bản chất của phương án này là tạo ra một lớp rào chắn trên tầng bình lưu của Trái Đất, để che chắn bớt ánh nắng của mặt trời chiếu xuống.
Biến đổi khí hậu là một vấn đề vô cùng đáng quan ngại đối với loài người, thế nhưng dù có cố gắng đến đâu con người vẫn không thể nào ngăn chặn được tình trạng này tiếp tục trở nên diễn biến phức tạp hơn. Đó chính là lý do tại sao mà trong tương lai, rất có thể loài người sẽ tìm đến những biện pháp có phần điên rồ, thậm chí còn hơi cực đoan - chẳng hạn như, sử dụng những cỗ máy để làm sức nóng của mặt trời yếu đi.
Vậy loài người sẽ phải làm điều này như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu rằng, hầu hết các phương pháp hạ nhiệt mặt trười được tính đến đều có chung một mục tiêu: sử dụng những cỗ máy bay trên trời làm bình phun, tạo ra một lớp rào chắn bao quanh trái đất - với thành phần là các hạt phản xạ để từ đó hạn chế năng lượng của mặt trời tiếp cận địa cầu. Các hạt phản xạ này sẽ có thành phần hết sức phong phú: muối, oxit nhôm, bụi kim cương, v...v... Tuy nhiên, thành phần quan trọng nhất có lẽ sẽ chính là lưu huỳnh.
Về cơ bản, khi núi lửa phun trào, chúng thỉnh thoảng sẽ giải phóng một lượng lớn khi lưu huỳnh ra ngoài tầng bình lưu. Kết quả của điều này là rất nhiều tác động không tốt tới môi trường, trong đó tai hại nhất có lẽ là tình trạng mưa axit. Tuy nhiên, tạm bỏ qua vấn đề này, thì việc khí lưu huỳnh được giải phóng còn mang tới một lợi ích tương đối bất ngờ, đó là hạ nhiệt độ Trái đất xuống khoảng hơn 1 độ C, thậm chí có khi còn làm cho khu vực gần nơi núi lửa phun trào không có mùa hè trong khoảng 1 hoặc 2 năm. Điều này đã từng được quan sát thấy trong lịch sử sau vụ phun trào núi lửa Tambora năm 1815, hoặc tại Pinatubo năm 1991.
Dựa trên cơ ở này, những gì chúng ta cần làm là mô phỏng lại những tác động nói trên khi lưu huynh được giải phóng ra tầng bình lưu, nhưng đồng thời cũng tìm cách khống chế những tác động tiêu cực mà chúng gây ra cho Trái đất. Hỗn hợp khí phản xạ sẽ phải được điều chế một cách chính xác, tỉ mỉ và cẩn thận. Đồng thời, do tính chất chỉ có thể tồn tại được vài ba năm của hỗn hợp khí này, mà những cỗ máy tạo khí sẽ phải hoạt động thường xuyên để có thể tiếp "nhiên liệu" hình thành rào chắn.
Núi lửa Pinatubo phun trào năm 1991
Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng nhất hiện tại là làm cách nào để có thể tạo thành lớp rào chắn kia ngoài khí quyển. Có rất nhiều cuộc thảo luận với rất nhiều ý tưởng được đưa ra, từ những chiếc máy bay không người lái đến những đầu đạn hay tên lửa chứa khí phản xạ. Tuy nhiên, tất cả hiện mới chỉ là ý tưởng nằm trên giấy tờ mà thôi.
"Tôi tin rằng việc mang hỗn hợp khí phản xạ lên trên không trung sẽ được thực hiện nhờ các đầu đạn quân sự, những khinh khí cầu thời tiết, hoặc bằng máy bay quân sự" - ông Ian Stimpson, giáo sư trường đại học Keele cho biết.
Tất nhiên, những ý tưởng nói trên ở thời điểm hiện tại đều không hề khả thi một chút nào, khi tính đến lượng chi phí khổng lồ mà chúng ta cần để thực hiện chúng. Chẳng hạn như phương pháp sử dụng pháo hải quân để bắn các đầu đạn chứa khí phản xạ lên không gian, thì mỗi ngày chúng ta sẽ phải bắn 8000 đầu đạn, kéo theo chi phí thường niên của phương án này là 30 tỉ USD. Hay kể cả khí cầu cũng vậy, chúng ta sẽ phải cần hàng chục triệu khí cầu để có thể bao phủ toàn bộ bề mặt Trái đất, và đương nhiên chi phí cho phương án này thậm chí còn cao hơn nhiều so với phương án bắn đạn kể trên.
Vậy tại sao không dùng những chiếc máy bay? Lý do rất đơn giản, hầu hết máy bay ở thời điểm hiện tại không thể bay lên được tới tầng bình lưu, và nếu có chiếc máy bay nào làm được điều này (như máy bay gián điệp U2) thì lại không thể vận chuyển được thứ gì. Tuy nhiên, theo lời ông Gernot Wagner, lãnh đạo chương trình nghiên cứu năng lượng mặt trời tại Harvard, thì máy bay có lẽ vẫn sẽ là phương án khả thi nhất mà con người có thể thực hiện - đương nhiên là phải nghiên cứu thêm để tối ưu và tạo ra những chiếc máy bay thực hiện nhiệm vụ này.
"Chúng ta có thể thực hiện việc vận chuyển này nếu như thiết kế được một mẫu máy bay mới đủ lớn để chở vài tấn nguyên liệu một lần, đồng thời cũng phải đủ mạnh để lên tới tầng bình lưu. Một chiếc máy bay giống như máy bay quân sự KC-135s, nhưng được cải tiến mạnh hơn nữa." - ông Wagner chia sẻ.
Phiên bản cải tiến của máy bay KC-135s liệu có thể đảm nhận nhiệm vụ này? Có lẽ, nhưng sẽ còn cần rất nhiều thời gian nữa, ít nhất là để thử nghiệm một cách vô cùng cẩn thận và kỹ lưỡng.
"Đương nhiên, những chiếc máy bay này sẽ tự động lái, chứ không cần đến phi công." - Wagner cho biết thêm. Dù sao đi chăng nữa, phương án này có lẽ sẽ chỉ tốn khoảng vài tỉ USD mà thôi, rẻ hơn rất nhiều so với những phương án khác được nêu ra ở trên.
Thế nhưng, giờ có lẽ vẫn còn quá sớm để bàn về những phương án như vậy, khi mà ngay việc thử nghiệm chúng vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Chẳng hạn như dự án hợp tác SPICE giữa các trường đại học Bristol, Cambridge, Oxford và Edinburgh, được thành lập để thử nghiệm tính khả thi của dự án nói trên, thông qua việc bơm nước lên bầu khí quyển nhờ vào những khí cầu lớn. Tuy nhiên, dự án này nhanh chóng bị hủy bỏ vào năm 2012, với lý do xung đột lợi ích giữa các bên cũng như những rắc rối với chính quyền.
Dù sao đi nữa, mặc dù tính đến phương án này, nhưng quan điểm chung của giới khoa học vẫn là không muốn phải thực hiện chúng. "Dù sao đi nữa, việc phải thực hiện phương án có phần điên rồ này chỉ chứng tỏ rằng con người đã thất bại trong việc hành xử một cách có trách nhiệm đối với tương lai của Trái đất". Theo lời Wagner, ông sẽ chẳng bao giờ muốn một ngày nào đấy loài người phải tìm đến phương án cuối cùng này.
"Đây có thể coi là phương án cuối cùng để bảo đảm an toàn cho loài người trước những vấn đề gây ra bởi biến đổi khi hậu, nhưng nó sẽ không bao giờ là phương án tốt, và hoàn toàn không thể thay thế việc giảm thiểu phát thải carbon của con người."
Suy cho cùng, việc đối phó như vậy vẫn chưa bao giờ là giải pháp. Tốt nhất vẫn là con người chúng ta nên tìm cách hạn chế và giảm thiểu phát thải, thay vì phải sợ hãi về một tương lai mà biến đổi khí hậu nằm ngoài tầm kiểm soát, và phải dùng đến những chiếc máy bay bay ngập trời để che chắn cho chúng ta.
Tham khảo Earther
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI