Lò phản ứng sinh học làm từ tảo chỉ cao 2 mét thôi cũng có thể biến đổi cacbon tốt tương đương 4.000m2 rừng
Công ty Hypergiant có thể có chìa khóa cho việc giảm thiểu khí cacbon dioxit.
Tảo có thể đóng một vai trò rất bất ngờ trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Chiếc máy sử dụng tảo để giảm thiểu khí cacbon dioxit.
Vào thứ ba vừa qua, công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo Hypergiant đã công bố cỗ máy sử dụng sinh vật dưới nước để hạn chế cacbon dioxit. Theo công ty này, "tảo là một trong những cỗ máy tốt nhất của thiên nhiên". Bằng cách kết hợp với hệ thống máy học, những người phát triển thiết bị này mong rằng có thể khai thác tiềm năng của nó một cách hiệu quả.
Không chỉ có thể, họ còn nói rằng hệ thống này - rộng và ngang gần một mét, cao hai mét - có thể biến đổi nhiều cacbon tương đương một mẫu Anh các loại cây, khoảng tầm hai tấn khí.
"Chúng ta coi các giải pháp cho sự thay đổi khí hậu dưới một tầm nhìn hạn hẹp", Ben Lamm, CEO của công ty có trụ sở tại Austin trả lời Inverse. "Cây là một phần của giải pháp nhưng cũng có những giải pháp sinh học khác cũng hữu ích. Tảo giảm lượng cacbon hiệu năng hơn cây rất nhiều, và có thể dùng để chế tạo ra các loại nhiên liệu sạch, nhựa, đồ ăn, phân bón, và hơn thế nữa."
Liệu tảo có thể giữ chìa khóa cho tương lai ?
Đây không chỉ là ý tưởng đầy tham vọng duy nhất đang được phát triển tại công ty Hypergiant - bao gồm 6 chi nhánh. Nhánh Thiên Hà đang ngắm tới việc xây dựng internet liên hành tinh bằng cách sử dụng vệ tinh như thiết bị lặp. Tháng trước, công ti cũng phát triển một phiên bản mẫu cho một chiếc mũ giống Iron Man nhằm hỗ trợ các đội cứu hỏa và cứu hộ. Công ty mới được thành lập vào năm ngoái với những thành viên hội đồng như phi hành gia Andy Allen và nhà khoa học Bill Nye.
Lò phản ứng sinh học từ tảo của công ty Hypergiant là ý tưởng đang thiết thực hơn bao giờ hết. Cho dù đã chuyển sang các công nghệ xanh hơn, lượng carbon thải ra hàng năm đã tăng trong năm 2018 tới 37,1 tỉ tấn, sau hai năm khá cân bằng từ 2014 tới 2016. Điều này đã tạo ra sự thay đổi khí hậu lớn, với năm 2018 là năm nóng thứ tư trong kỷ lục. Một vài nước, bao gồm cả Anh Quốc, đã đặt mục tiêu không có khí thải vào năm 2050.
Các nghiên cứu cho thấy khôi phục khu rừng có diện tích bằng Hoa Kỳ có thể giảm cacbon dioxit xuống 25%, chạm mức chưa từng thấy trong vòng một thế kỷ. Trong khi việc trồng cây có thể đóng vai trò trong quá trình đẩy lùi, có các phương pháp khác đang được phát triển như thu và tích trữ khí cacbon, cũng như các công nghệ tiệt trừ cacbon ra khỏi bầu khí quyển.
Cây có thể giúp giảm lượng cacbon trong không khí.
Lò phản ứng sinh học từ tảo: Một ví dụ về việc đẩy mạnh các quá trình tự nhiên
Tảo, theo công ty Hypergiant, cần ba yếu tố để phát triển: ánh sáng, nước và cacbon dioxit. Máy tính sẽ quan sát các yếu tố như ánh sáng, lượng cacbon dioxit đang có, nhiệt độ và hơn thế nữa để tối đa hóa lượng khí thu được nhờ tảo.
"Một cỗ máy này có thể thu vào lượng cacbon nhiều như một mẫu Anh rừng", Lamm nói. "Với đủ lượng thiết bị Eos, chúng ta có thể khiến cho lượng cacbon trong một thành phố được cân bằng hoặc thậm chí giảm, và với tốc độ nhanh hơn cây rất nhiều. Đấy là mục đích cần đạt được: các thành phố dễ sống hơn với một bầu không khí trong sạch cho tất cả mọi người."
Khi tảo hấp thu carbon dioxit, nó tạo ra sinh khối. Công ty cho rằng lượng sinh khối này có thể dùng cho nhiều ứng dụng, như dầu và mỹ phẩm. Một thành phố thông minh có thể sử dụng sinh khối và sử dụng nó làm nhiên liệu. Chiếc máy đủ nhỏ để có thể được lắp đặt trong các tòa nhà, và Lamm trả lời FastCompany rằng bản thử nghiệm hiện giờ có thể được lắp cho hệ thống HVAC để lọc khí.
Ben Lamm nói về lò phản ứng sinh học của mình.
Từ đây, Hypergian đang có dự định đưa bản thiết kế cho các cộng đồng kỹ sư, với mục đích rằng họ sẽ chế tạo các thiết bị tương tự dành cho khu dân cư vào năm sau.
Hypergiant không phải là nhóm duy nhất đang phát triển các quá trình giảm bớt khí cacbon dioxit. Rob Mackenzie, giáo sư tại viện khoa học khí quyển của đại học Birmingham cũng đã giúp xây dựng một phòng thí nghiệm ngoài trời vào năm 2017 để quan sát sự phản hồi của cây với các mức cacbon dioxit cao hơn. Các cây sồi được bao phủ bởi các cột cao 24m liên tục nhả khí vào đó. Trong tháng 8, MacKenzie đã nói trong chương trình radio Reasons to be Cheerful rằng trong ba mùa đầu, các cây đó đã tiếp nhận các lượng cacbon dioxit tốt hơn bình thường.
Trong khi các loại năng lượng sạch và thiết bị di chuyển bằng điện có thể giúp giảm lượng khí thải, cây và các phương pháp khác cũng đồng thời có thể cân bằng lượng cacbon có trong không khí.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cây cối gãy đổ ngổn ngang sau bão Yagi, chỉ riêng cây cau là đứng vững?
Cau có thể tồn tại ở các quốc gia giáp Thái Bình Dương, từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng kiên cường trong gió bão.
Loài cá 50 triệu năm tuổi này đã khiến các nhà khoa học bối rối trong suốt 200 năm!