Loại gỗ hiếm có bậc nhất thế giới: Mất 200 năm mới trưởng thành, khó chế tác, giá hơn 300 triệu/m3 nhưng nguồn cung lúc nào cũng trong tình trạng cháy hàng
Gỗ đen châu Phi là loại gỗ được nhiều công ty lớn săn lùng vì giá trị sử dụng không thể thay thế.
- Loại gỗ tuổi thọ hàng triệu năm, đứng sau kim cương: Giá hơn 600 tỷ đồng, Việt Nam có một khối 8 tấn
- 10 mẫu loa gắn đèn LED, vỏ gỗ retro độc lạ để góc làm việc thêm “chất”, giá từ 360.000đ vì đang sale
- Tua bin gió bằng gỗ cao nhất thế giới đi vào hoạt động
- Giải mã đôi giày đế gỗ cao lênh khênh kì dị trong phim cung đấu: Phi tần thời nhà Thanh đi lại thế nào để không bị ngã?
- Thợ Việt chế xe gỗ phong cách ngoài hành tinh: Khung tự làm từ A đến Z, cửa mở kiểu Pagani Huayra, chạy như xe địa hình
Loại gỗ hiếm có
Theo Nikkei Asia, gỗ đen châu Phi cứng, thớ mịn được tìm thấy ở Tanzania là một trong những loại gỗ đắt nhất thế giới. Một khúc gỗ có thể có giá khoảng 9.000 USD; giá gỗ chế biến năm 2016 được niêm yết là 13.000 USD/m3 (khoảng 330 triệu VNĐ).
Được biết, gỗ đen châu Phi là loại vật liệu tốt nhất để chế tạo nhạc cụ hơi. Là một trong những loại gỗ dày đặc nhất, nó có độ cộng hưởng lý tưởng cho kèn obo và kèn clarinet được nghe trong các phòng hòa nhạc trên khắp thế giới.
Gỗ đen châu Phi là một loại cây nhỏ điển hình, chỉ có thể được tìm thấy ở phía nam sa mạc Sahara. Nó phát triển ở các vùng xavan khô cằn ở miền nam và miền trung châu Phi. Loại cây phát triển cực kỳ chậm này có tâm gỗ dày đặc, thớ mịn và tạo ra nhạc cụ có âm thanh du dương.
Gỗ đen nặng và cứng, được các nghệ nhân đánh giá cao trong việc chế tạo các tác phẩm nghệ thuật và nhạc cụ, bao gồm cả bộ hơi bằng gỗ và nhạc cụ có dây nhỏ. Đây là loại gỗ có dầu và có khả năng hạn chế tình trạng rỉ sét hình thành trên dụng cụ.
Trong các thế kỉ trước, gỗ đen được sử dụng để làm tay cầm của các dụng cụ y tế châu Âu. Loại gỗ này được xuất khẩu từ các thuộc địa của Anh, Pháp và Đức ở Châu Phi và cũng được sử dụng để khảm đồ nội thất và đồ tiện. Cây chỉ cao tối đa khoảng 15 mét (chiều cao trung bình khoảng 8 mét), có hình dáng kỳ lạ và chưa trưởng thành hoàn toàn cho đến khi khoảng 200 tuổi. Hầu hết các cây ngày nay được thu hoạch ở độ tuổi từ 70 đến 80 năm. Thân cây hiếm khi có đường kính hơn 30 cm, vì vậy rất khó để khai thác những miếng gỗ đen châu Phi lớn từ loại cây này.
Việc gỗ đen châu Phi mang lại giá trị sử dụng cao trong khi nguồn cung hạn chế đã khiến nó trở thành một trong những cây gỗ đắt nhất thế giới. Các chương trình trồng cây gỗ đen đã được triển khai rộng rãi để đảm bảo nguồn cung trong tương lai.
Không chỉ phát triển chậm, gỗ đen châu Phi còn cực kỳ khó gia công nên các sản phẩm làm từ loại gỗ này rất đắt tiền vì nhiều lý do. Loại gỗ sẫm màu này có thớ thẳng, mịn, nhưng cứng đến độ có thể nhanh chóng làm cùn các dụng cụ cắt. Gỗ đen châu Phi thường có màu từ đen tuyền đến tím đậm. Gỗ ít bị phân hủy, có thể chịu nhiệt và chống cong vênh, chống côn trùng ở mức độ vừa phải.
Nhược điểm của gỗ đen là nó hiếm khi mọc thẳng theo cách mà các nhà sản xuất nhạc cụ mong muốn và bất kỳ khuyết điểm hoặc vết nứt nào đều khiến vật liệu không thể sử dụng được. Đây là lý do tại sao chỉ có 9% gỗ đen châu Phi được thu thập để cắt thành các loại nhạc cụ.
Chưa kể, từ một cây cao 10 mét, với độ tuổi ít nhất là 70 năm tuổi, chỉ có thể làm được 50 chiếc kèn clarinet.
Bảo tồn các cây gỗ quý
Nhà sản xuất nhạc cụ Nhật Bản Yamaha quyết tâm tạo ra nguồn cung cấp bền vững và an toàn cho những loại cây quý giá như vậy. Gần đây họ đã mở rộng một dự án nghiên cứu chung với Đại học Kyoto đến năm 2027.
Dự án bắt đầu vào năm 2018 với mục tiêu tăng năng suất trên mỗi cây. Bằng cách áp dụng công nghệ, các cây gỗ không thể sử dụng để làm nhạc cụ có thể được nâng cấp lên mức chất lượng như mong muốn. Trong bốn năm qua, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu cách áp dụng bí quyết này vào gỗ đen châu Phi của Tanzania. Công ty có kế hoạch mở rộng công nghệ sang gỗ mun Ấn Độ và gỗ cẩm lai Trung Mỹ, cũng là những vật liệu được đánh giá cao cho các nhạc cụ.
Gỗ đen Châu Phi được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phân loại ở mức "sắp bị đe dọa".
Kazushi Nakai, trợ lý giám đốc nhóm mua sắm vật liệu của Yamaha, cho biết: “Đây là loại gỗ không thể thay thế và chúng tôi lo ngại về tương lai của nó”.
Gỗ dùng để sản xuất nhạc cụ có đòi hỏi chất lượng rất cao. Bất kỳ sự thay đổi nào đối với môi trường nơi cây phát triển đều ảnh hưởng đến chất lượng âm sắc của gỗ. Đối với đàn piano, gỗ vân sam thường được sử dụng làm soundboard. Nhưng sự nóng lên toàn cầu đã khiến cây vân sam phát triển nhanh hơn trước, khiến gỗ bớt đặc hơn.
Đối với những loại cây mà các nhà sản xuất nhạc cụ không thể thiếu, cách duy nhất để duy trì nguồn cung ổn định là bảo vệ trữ lượng tự nhiên đồng thời tăng hiệu suất đối với mỗi khúc gỗ.
Keiichi Muramatsu, giám đốc kỹ thuật và mua sắm của Yamaha, cho biết: “Chúng tôi muốn thực hiện những bước đi đúng đắn ngay bây giờ để có nguồn cung ổn định trong nhiều thập kỷ tới”.
Tham khảo Asia Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín