Loài rái cá biển nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì bạn vẫn nghĩ

    Đức Khương, Theo Trí Thức Trẻ 

    (Tổ Quốc) - Rái cá biển là loài có kích thước to lớn nhất trong họ chồn, đặc biệt có những cá thể được ghi nhận có thể nặng tới hơn 50kg và dài tới gần 2 mét.

    Viện Khoa học Hàng hải Australia tuyên bố rằng các cuộc tấn công của cá mập khiến khoảng 10 người thiệt mạng mỗi năm trên khắp thế giới. Mặc dù con số này không đáng kể - khoảng 6,5% số người thiệt mạng do dừa rơi trúng đầu hàng năm - những cá mập vẫn luôn bị coi là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với con người. Hồ sơ Tấn công Cá mập Quốc tế của Bảo tàng Florida đã đưa ra những gợi ý cho những người bơi lội, chẳng hạn như "không khuyến khích đeo đồ trang sức sáng bóng vì ánh sáng phản chiếu giống như ánh sáng của vảy cá".

    Cá mập trắng lớn và những loài động vật săn mồi đại dương khác trên thực tế đã bị con người thổi phồng mức độ nguy hiểm và khiến cho chúng phải chịu nhiều tiếng xấu. Theo National Geographic, những loài cá mập hoàn toàn không chủ động săn bắt con người, nhưng đôi khi chúng sẽ nhầm lẫn chúng ta với hải cẩu nên mới xảy ra hiện tượng tấn công con người.

    Tuy nhiên, rái cá biển lại là một ngoại lệ. Chúng thường được con người cho là một loài động vật đáng yêu, vô hại. Nhưng điều này chưa chắc đã đúng, và chúng không hề vô hại như nhiều người lầm tưởng.

    Loài rái cá biển nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì bạn vẫn nghĩ - Ảnh 1.

    Về mặt thể chất, rái cá biển không phải là loài sinh vật mạnh nhất trên biển cả. Tuy nhiên, chúng là loài rái cá lớn nhất còn sống trên hành tinh của chúng ta, có những ghi nhận cho thấy những con đực có thể nặng tới hơn 50kg và dài gần 2 mét (thông thường chúng sẽ nặng từ 14 đến 33kg đối với những con cái).

    Ngoài ra, loài rái cá biển là một loài động vật vô dùng thông minh, chúng biết sử dụng công cụ để hỗ trợ cho quá trình săn mồi cũng như thưởng thức con mồi. Động vật thân mềm là món ăn khoái khẩu của rái cá biển, và chúng thường phá vỡ lớp vỏ của trai, sò, ốc... bằng cách dùng đá đập liên tục vào mai của con mồi cho đến khi nó vỡ ra.

    Loài rái cá biển nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì bạn vẫn nghĩ - Ảnh 2.

    Tuy nhiên, khi không tìm được công cụ hỗ trợ thì chúng sẽ sử dụng trực tiếp hàm răng của mình để phá vỡ lớp vỏ của con mồi. Rái cá biển có hàm răng rất khỏe so với kích thước của chúng. Bảo tàng Burke báo cáo rằng loài rái cá biển có xu hướng là ăn những loài động vật thân mềm có lớp vỏ cứng, vì chúng có hộp sọ, răng chắc khỏe và lực cắn khoảng 40kg, và khi so sánh tương quan giữa lực cắn và kích thước cơ thể, chúng ta có thể khẳng định được rằng rái cá biển là một trong những loài có lực cắn mạnh mẽ nhất trong số các loài vẫn còn tồn tại trên Trái Đất.

    Như Huffington Post đã đưa tin vào năm 2015, trong một vụ việc gây tranh cãi, một đoạn clip đã được đăng tải lên mạng Internet ghi lại cảnh một người trên thuyền chọc một con rái cá biển khi nó đang ngủ gật trên mặt nước. Con rái cá dường như không hề hấn gì nhưng lại tỏ ra hoảng hốt và nhanh chóng bỏ chạy.

    Loài rái cá biển nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì bạn vẫn nghĩ - Ảnh 3.

    Sự cố này trên thực tế lại là một tình huống rất nguy hiểm. Như Carrie Goertz của Trung tâm Alaska SeaLife cho biết, rái cá biển có thể tỏ ra hung dữ nếu chúng cảm thấy bị đe dọa. "Chúng có hàm răng và móng vuốt sắc nhọn và thường được mệnh danh là 'cưa máy có lông' bởi khi tấn công, chúng có thể tung ra những đòn đánh chí mạng".

    Trên thực tế, hiện nay rái cá biển là một loài được bảo vệ, chúng dễ bị tổn thương bởi các hoạt động của con người. Việc chạm vào hay tiếp cận rái cá biển hiện nay đươc coi là hành động bất hợp pháp tại nhiều quốc gia - nó được coi là hành vi quấy rối động vật hoang dã và có thể khiến bạn bị phạt tới 20.000 đô la cũng như lên đến một năm tù ở Hoa Kỳ.

    Loài rái cá biển nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì bạn vẫn nghĩ - Ảnh 4.

    Ngoài ra, khi chạm hoặc tiếp xúc nhiều với loài động vật này, chúng có thể truyền bệnh nghiêm trọng cho con người: một số sinh vật truyền bệnh từ động vật sang người bao gồm ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii, vi khuẩn Brucella biển, và nấm Coccidioides immitis hay C. immitis gây ra bệnh "Sốt Thung lũng" ở người. 

    Rái cá biển (Enhydra lutris) là một loài động vật có vú biển có nguồn gốc từ các bờ biển phía bắc và đông bắc Thái Bình Dương. Rái cá biển trưởng thành thường nặng từ 14 đến 45 kg, khiến chúng trở thành thành viên nặng nhất của họ chồn, nhưng lại là một trong những loài động vật biển có vú nhỏ nhất.

    Không giống như hầu hết các loài động vật có vú ở biển, hình thức cách nhiệt cơ bản của rái cá biển là một lớp lông đặc biệt dày, dày nhất trong giới động vật. Mặc dù có thể đi bộ trên cạn nhưng rái cá biển có khả năng sống hoàn toàn dưới đại dương.

    Rái cá biển sống trong môi trường gần bờ, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật không xương sống ở biển như nhím biển, các loài nhuyễn thể và giáp xác khác nhau, và một số loài cá. Chúng có thể sử dụng đá để phá vỡ và mở vỏ của con mồi, điều này khiến rái cá biển trở thành một trong số ít loài động vật có vú biết sử dụng công cụ.

    Rái cá biển, có số lượng từng được ước tính khoảng 150.000–300.000, tuy nhiên chúng đã từng bị săn lùng ráo riết để lấy lông từ năm 1741 đến năm 1911, và số lượng hiện nay của chúng đã giảm xuống còn 1.000–2.000 cá thể trên toàn thế giới.

    Tham khảo: National Geographic; Britannica; Burke Museum; Huffington Post

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ