Loại virus cổ đại có thể biến sinh vật trở thành đá như Medusa trong thần thoại Hy Lạp
Một loại virus cổ đại mới được các nhà khoa học phát hiện ra, đặc biệt là nó có thể biến vật chủ của mình hóa đá giống như Medusa trong thần thoại Hy Lạp.
Loài virus này được đặt tên là Medusavirus, theo tên của quái vật thần thoại Medusa và mô phỏng theo khả năng nổi bật của quái vật Medusa, quái vật có khả năng biến mọi sinh vật sống trở thành tượng đá.
Medusa là một con quỷ trong ba chị em quỷ có tên chung đó là Gorgon gồm Stheno, Euryale và Medusa. Trong số ba chị em lũ quỷ này thì Medusa là con quỷ hung dữ nhất và cũng là con quỷ trẻ nhất, có thể đánh chết được, còn hai con kia thì bất tử.
Medusa là một nhân vật có số phận bi thảm trong thần thoại Hy Lạp, ban đầu nó có vẻ ngoài rất đẹp và nó được hàng ngàn người yêu mến, nhưng sau đó nó đã bị thần biển Poseidon cưỡng hiếp trong đền thờ Athena.
Athena coi đây là một hành động làm ô uế ngôi đền của mình và để trừng phạt thần biển cả Poseidon, vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ và đồng thời cũng là vị thần chiến tranh chính nghĩa này đã áp đặt một lời nguyền và biến Medusa thành một con quỷ có bộ tóc là hàng ngàn con rắn.
Kể từ đó, Medusa trở thành một từ đồng nghĩa với sự xấu xí, cho dù đó là đàn ông phàm trần hay những vị thần thì chỉ cần anh ta nhìn vào mắt Medusa, ngay lập tức người đàn ông đó sẽ hóa đá.
Virus khổng lồ là nhóm virus cỡ lớn, thậm chí to ngang với vi khuẩn nhưng chứa các vật chất di truyền đặc biệt không thể tìm thấy ở sinh vật sống. Trước năm 2000, khái niệm virus khổng lồ không tồn tại, vì khoa học nghĩ chúng là vi khuẩn. Bởi chỉ mới được tìm ra cách đây gần 2 thập kỷ, nên các phát hiện về loại virus này vẫn khiến giới khoa học phải ngạc nhiên.
Gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Tokyo và Đại học Kyoto ở Nhật Bản đã phát hiện ra một loại virus khổng lồ - Medusavirus. Vật chủ của con virus này là A. castellanii - một loại trùng amip, khi amip và "mắt" của loại virus này gặp nhau, nó cũng sẽ tạo thành một lớp vỏ bằng đá cứng bên ngoài amip và đẩy vật chủ vào trạng thái ngủ đông. Bản thân loại virus này cũng có lớp vỏ với hàng trăm gai nhọn bọc thành hình cầu để bảo vệ vật chất di truyền, giống như cái đầu đầy rắn của Medusa.
Không chỉ vậy, nghiên cứu sâu hơn của các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng loại virus này đã có lịch sử rất lâu đời và có thể đã xuất hiện từ khi những sự sống đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện. Đồng thời loại virus này còn liên quan chặt chẽ đến sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất và có thể là một trong những lý do quan trọng cho sự tồn tại của sự sống trên hành tinh của chúng ta.
Medusavirus thuộc vào dạng ngoại cỡ trong họ virus khổng lồ. Các chuyên gia cho biết loại virus này có thể giúp con người hiểu hơn về virus khổng lồ nói chung, và khả năng liên kết giữa virus và nhân tế bào - mà mọi sinh vật sống đều có.
Trên thực tế, nếu xem xét một cách nghiêm tức thì loại virus này không được coi là một cơ thể sống, thay vào đó nó là một loại vật chất bị kẹt giữa ranh giới của thế giới hóa học và sinh học.
Loại virus này không hề có tế bào có thể phân chia, cũng không thể tự nhân lên, thay vào đó, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tế vào của vật chủ để có thể tạo ra những bản sao của chúng mình.
Loại virus này đến từ đâu? Các nhà khoa học cho tới thời điểm này vẫn chưa có được câu trả lời chính xác, theo nhiều suy đoán thì rất có thể loại virus này bắt nguồn từ quá trình tiến hóa của Plasmid DNA vòng có thể di chuyển giữa các tế bào.
Vật chủ của con Medusavirus này là A. castellanii - một loại trùng amip. Sau khi xâm nhập, Medusavirus sẽ khiến cơ thể vật chủ hình thành một lớp vỏ cứng, đẩy vật chủ vào trạng thái ngủ đông. Đồng thời, con virus này cũng có lớp vỏ với hàng trăm gai, chẳng khác nào cái đầu rắn của Medusa.
Khi ngày càng có nhiều virus khổng lồ được phát hiện, các nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ rằng một số gen trong sinh vật có thể có nguồn gốc từ các loại virus cổ đại.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng loại virus khổng lồ này có bộ DNA sợi kép phức tạp, đồng thời sở hữu một bộ histone (các protein có độ kiềm cao) hoàn chỉnh có thể gấp DNA trong nhân và điều chỉnh biểu hiện gen.
Các nhà khoa học thấy rằng khi xâm nhập được vào bên trong vật chủ, sự sao chép DNA của chúng sẽ xảy ra trong nhân của amip, và trong nhiều quan sát các nhà khoa học nhận thấy virus và amip cùng nhau tiến hóa và chia sẻ cho nhau những thông tin di truyền.
Do loại virus này không có nhân nên các nhà khoa học cảm thấy rất kỳ lạ bởi vì điều đó có nghĩa là trong quá trình đồng tiến hóa, virut Medusa có thể đã thu được các gen mã hóa và trực tiếp chiếm quyền điều khiển nhân để biến amip "hóa đá".
Phân tích sâu hơn cho thấy trong cây tiến hóa, DNA polymerase của virus Medusa nằm trong nguồn gốc của DNA polymerase được tìm thấy ở sinh vật nhân thực, điều đó đồng nghĩa với việc DNA polymerase của chúng ta có thể có nguồn gốc từ virus Medusa hoặc có quan hệ mật thiết với loại virus này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trên tay iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max vừa ra mắt: Màu vàng sa mạc, viền màn hình mỏng kỷ lục, nút chụp ảnh chuyên nghiệp nhưng 1 tính năng quan trọng chưa dùng được ở Việt Nam
iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max không chứng kiến một sự lột xác, nhưng vẫn mang đến nhiều nâng cấp đáng chú ý.
Trên tay Apple AirPods 4 và AirPods Max: Bản thường cũng có ANC, bản Pro thêm tính năng trợ thính, bản Max nâng cấp nhẹ