Loạt phim "The Fast and the Furious" và câu chuyện thú vị đằng sau cái tên đã làm nên thương hiệu của mình
46 năm trước, "The Fast and The Furious" chỉ là cái tên của một bộ phim hạng B khác, tuy nhiên hiện nay, thương hiệu này đã thuộc về series phim mà chúng ta vẫn thường xem, trở thành tượng đài của dòng phim hành động đua xe với tổng doanh thu lên tới hàng tỷ USD.
Chắc hẳn khi nhắc đến "The Fast and The Furious" hay "Quá nhanh quá nguy hiểm", các bạn sẽ nghĩ ngay đến Vin Diesel - người mà các fan cuồng vẫn thường gọi là anh "Vinh Dầu", hay diễn viên quá cố Paul Walker và gia đình nhà Toretto với những màn rượt đuổi vô cùng "chất". Hiện dòng phim này tính tới nay đã thu được về tới 4 tỷ USD doanh thu toàn cầu.
Câu chuyện đằng sau cái tên của bộ phim "The Fast and the Furious" cũng thú vị không kém các cảnh hành động trong phim đâu nhé!
Thế nhưng có lẽ cũng có không ít người để ý đến cái tên "The Fast and the Furious" của bộ phim và tò mò xem lý do gì mà các nhà làm phim lại có được cái tên nghe đúng với tinh thần đua xe mạnh bạo đến như vậy? Nếu chưa biết thì hãy cùng tìm hiểu câu chuyện về cái tên làm nên thương hiệu này ngay trong câu chuyện dưới đây!
Năm 1955, cái tên "The Fast and the Furious" vẫn thuộc về một bộ phim "cổ đại" hạng B của nhà làm phim Roger Corman
Cụ thể, cách đây gần 50 năm, khi các bộ phim hạng B (thể loại phim thương mại với kinh phí thấp) vẫn được các nhà làm phim ưa chuộng, cái tên "The Fast and the Furious" vẫn còn thuộc về một bộ phim "xoàng xĩnh" khác. Bộ phim này khi đó đang được đạo diễn bởi ông vua phim hạng B Roger Corman vào năm 1955.
Sau này, với bộ phim đầu tiên trong series Quá nhanh quá nguy hiểm, đạo diễn Neal Moritz đã xem xét qua rất nhiều cái tên như "Racer X", "Street Wars" và "Redline". Thế nhưng Moritz chỉ ưng ý với tựa đề "The Fast and the Furious" của bộ phim mà Roger Corman sản xuất từ hàng chục năm trước. Vậy là phía Neal Moritz đã ngỏ lời với Corman để mua về thương hiệu phim của ông.
Trong một phỏng vấn với Business Insider, Corman đã chia sẻ: "Khi đó, hãng phim Universal đã nói rằng "chúng tôi có thể lấy tựa đề 'The Fast and the Furious' và các ông có thể kiện chúng tôi, cũng có thể các ông sẽ thua kiện, tuy nhiên việc này thật là rắc rối. Điều chúng tôi muốn là sự công bằng. Vì vậy chúng tôi sẽ trả một khoản tiền và mua tựa đề phim này".
Roger Corman - cha đẻ của cái tên "The Fast and the Furious", người được phong làm "ông vua phim hạng B"
Sau đó, Corman đã đồng ý thỏa thuận với một khoản tiền nhỏ, tuy nhiên ông cũng rất muốn được truy cập miễn phí vào thư viện phim của Universal để lấy tư liệu làm việc cho mình. Cuối cùng, cả 2 bên đều bắt tay nhau và từ đó, tựa đề "The Fast and the Furious" chính thức được chuyển giao sang cho Universal và đạo diễn Neal Moritz.
Về phần Roger Corman, ông đã sử dụng khá thành công tư liệu mà mình lấy được từ thư viện phim của Universal. Cụ thể, ông đã sử dụng các phân cảnh trong series phim "Spartacus", cắt và chỉnh sửa chúng để ghép với một cảnh phim khác có tên "Cyclops" mà ông làm cho SyFy channel.
Bộ phim "Cyclops" mà Corman đã sử dụng tư liệu lấy từ thư viện của Universal tỏ ra khá thành công
Ngay sau đó, người đứng đầu kênh SyFy đã gửi thư cho Corman và khen ngợi rằng "Cyclops" quả là một bộ phim hay nhất từ trước tời giờ mà các đạo diễn đã từng làm cho kênh này. Điều này chứng tỏ, việc "bán đi" tên phim và mua lại các tư liệu của Corman là hoàn toàn xứng đáng!
Quả là thú vị phải không? Đối với các fan của "The Fast and the Furious" thì sắp tới sẽ có thêm các phần mới, hứa hẹn các màn rượt đuổi và hành động vô cùng gay cấn, hãy cùng đón xem và ủng hộ cho thương hiệu này nhé.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập