Lời giải cho hiện tượng tại sao chuyến trở về thường có vẻ ngắn hơn, ngay cả khi đi cùng một con đường
Hiện tượng xảy ra với nhiều người trong chúng ta và các nhà khoa học cuối cùng cũng có câu trả lời.
Ngay cả khi chúng ta đi một con đường khác, chặng về vẫn tạo ra cảm giác ngắn hơn.
Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng "hiệu ứng chuyến đi trở lại" bắt nguồn từ sự quen thuộc. Vì chúng ta đã đi qua cùng một con đường, nên bộ não nhận thức được mọi thứ xung quanh. Vì vậy khi trở về nhà, nó khiến chúng ta không chịu ảnh hưởng và chú ý đến cảm giác về thời gian. Tuy nhiên, hóa ra đây không phải là gốc rễ của vấn đề. Bởi các nhà khoa học nhận ra rằng hiệu ứng và các tác động tương tự cũng được nhận thấy trong quá trình di chuyển bằng máy bay - phương tiện mà trải nghiệm chiều đi và về khá giống nhau), hay như khi đi trên một con đường khác.
Chuyến đi tạo cảm giác nhanh, chuyến về chỉ là sự chờ đợi và ít người quan tâm tới thời gian nữa.
Hóa ra, vấn đề nằm ở cách cơ thể chúng ta đo lường và trải nghiệm thời gian.
Nó không phải là cách đo thời gian trôi qua, mà là đánh giá của chúng ta đối với thời gian dựa trên trí nhớ. Trong suốt cuộc hành trình, chúng ta không cảm thấy sự khác biệt về thời gian trôi qua như thế nào, nhưng một khi nó kết thúc thì có vẻ như chuyến trở về sẽ ngắn hơn chuyến còn lại.
Ngoài ra, khi rời khỏi nhà, chúng ta thường có kế hoạch về thời gian chúng ta sẽ đến điểm đến. Điều này khiến chúng ta chú ý đến thời gian và kiểm tra đồng hồ thường xuyên hơn, mang lại cảm giác rằng thời gian không trôi qua.
Lúc đi luôn vui hơn lúc về.
Bên cạnh đó là ảnh hưởng từ sự lạc quan về chuyến đi.
Khi chúng ta tham gia một cuộc hành trình và cảm thấy hào hứng với nó, điều đó tạo ra cảm giác như đang mất quá nhiều thời gian để đến đó. Vì vậy, khi chúng ta chuẩn bị trở về nhà, mọi người thường nghĩ rằng chuyến đi về cũng sẽ mất một khoảng thời gian dài. Nhưng lúc này hoàn cảnh đã khác, bởi vì chúng ta không cảm thấy cùng một niềm vui như ban đầu. Cảm giác mong đợi khiến chúng ta nghĩ rằng phải mất nhiều thời gian hơn để đến đích, đã không còn trên chặng về.
Chúng ta có thể cảm thấy hiệu ứng tương tự khi xem video.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm để xem hiệu ứng tương tự có xuất hiện khi xem video không. Vì vậy, họ đã phát 2 đoạn video về cùng một người đi xe đạp. Cả hai đều dài 7 phút và người tham gia thử nghiệm phải xem chúng và xem liệu họ có thể cảm nhận được “hiệu ứng chuyến đi trở lại” hay không.
Kết quả: Có! Hiện tượng này có tồn tại. Mọi người vẫn cảm thấy rằng video có cảnh người đi xe đạp về nhà nhanh hơn video còn lại.
Tham khảo brightside
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI