Lời khai phác thảo của Mark Zuckerberg với Quốc hội khiến các nhóm nhà đầu tư tức giận, kêu gọi anh hãy từ chức đi
Liệu Facebook có đang cần một vị chủ tịch hội đồng quản trị mới?
Một nhóm các nhà đầu tư đã lên tiếng kêu gọi Mark Zuckerberg hãy từ chức trong một tuyên bố này hôm nay, lấy lí do là sự thiếu trách nhiệm trong bản lời khai phác thảo của anh gửi cho Uỷ ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện.
Giám đốc điều hành MIC, Michael Connor, đã chia sẻ: "Lời khai chuẩn bị sẵn của Mark Zuckerberg cho thấy một thực tế đơn giản: Anh ta không hiểu một công ty đại chúng lớn, toàn cầu phải được điều hành như thế nào. Hiện tại, anh ta đang có 2 chức vụ tại Facebook: CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị. Bây giờ là lúc mà anh ta nên từ bỏ ít nhất một chức vụ, hoặc nếu không là cả hai."
Connor tiếp tục: "Đã quá thời hạn cho Facebook để tách riêng vai trò của CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị, và để cho Mark Zuckerberg hoặc là từ tự chức, hoặc là bị sa thải."
Mặc dù Open MIC không nắm giữ cổ phần của Facebook, công ty này có một lịch sử lâu dài, điều phối các nhà đầu tư của Facebook để kêu gọi mạng xã hội này phải có nhiều hành động trách nhiệm hơn. Đầu năm nay, nhóm này đã phối hợp yêu cầu một bản báo cáo cổ đông của công ty về những can thiệp trong cuộc bầu cử và những thách thức trên nền tảng này, và một yêu cầu khác nhằm thiết lập một uỷ ban giám sát rủi ro cho công ty.
Open MIC không phải là nhóm duy nhất đang gây sức ép cho Zuckerberg. Vào tuần trước, Scott Stringer đã kêu gọi những thay đổi tương tự trong cấu trúc hội đồng của Facebook, dưới tư cách của quỹ hưu trí thành phố, một nhà đầu tư lớn của Facebook. Stringer đã trích dẫn sự sụt giảm gần đây trong giá trị cổ phiếu của Facebook, gọi đó là kết quả của những hành vi thiếu trách nhiệm của hội đồng quản trị của công ty. Cổ phiếu của Facebook đã sụt giảm gần 15% kể từ khi vụ bê bối rò rỉ dữ liệu với Cambridge Analytica bị đưa ra ánh sáng.
Stringer chia sẻ: "Chúng tôi nghĩ rằng cần có sự giám sát chặt chẽ hơn cho hội đồng. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải có một chủ tịch hội đồng quản trị độc lập."
Vào cuối tuần vừa qua, một bài xã luận riêng trên trang The San Francisco Chronicle cũng đã kêu gọi Zuckerberg nên từ chức.
Tuy nhiên, người sáng lập Facebook đã tỏ ra khá quả quyết trước những yêu cầu từ bỏ vị trí của mình tại công ty. Anh còn nói với tờ The Atlantic trong một cuộc phỏng vấn rằng anh không hề có ý định rời bỏ chức vụ của mình vì anh thấy "rất tự tin rằng chúng tôi sẽ có thể vượt qua các vấn đề này."
Zuckerberg đang nắm giữ 16% cổ phần của Facebook, nhưng chiếm đến 60% quyền bỏ phiếu của công ty, làm cho tất cả các nhà đầu tư không thể nào chối bỏ ý muốn của anh, và cũng không thể nào trục suất anh ra khỏi ghế hiện tại. Vào tháng 9, hội đồng quản trị của Facebook đã chặn được một kế hoạch mà có thể sẽ giúp quyền biểu quyết của Zuckerberg trở nên mạnh hơn nữa.
Dù gì đi nữa, những lời kêu gọi tái cấu trúc vẫn sẽ tiếp tục tăng áp lực cho Zuckerberg, khi anh chuẩn bị làm chứng trước Quốc hội trong tuần này.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI