Buổi gặp đầu tiên của tôi với Chuyên gia tư vấn tài chính, cô ấy đã nói một câu làm thay đổi toàn bộ quan điểm từ trước đến nay của tôi về tiền.
Cái bụng đau dạ dày réo lên vì lo lắng, tôi chọn vội một chiếc bánh nướng nhỏ tại một quán cà phê đã xuống cấp trong khuôn viên trường đại học. Đó đã là câu chuyện của 2 tháng trước: cái ngày định mệnh đã thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi.
Ở đó, tôi đã gặp một Chuyên gia tư vấn tài chính - người đã thay đổi toàn bộ quan điểm của tôi về tiền.
Vốn dĩ cái dạ dày ương bướng của tôi nó đau vì cái ý nghĩ mình chuẩn bị gặp vị chuyên gia “siêu sao”. Hình ảnh về một Chuyên gia tài chính học rộng tài cao, luôn miệng nói về những vấn đề “đao to búa lớn” như kinh tế, toán học rồi tiền tệ làm tôi cảm thấy bản thân mình thật nhỏ bé và đáng thương.
May mắn thay, vị chuyên gia của tôi hoá ra lại là một người hết sức thân thiện, tốt bụng. Đặc biệt, cô ấy dùng những từ ngữ hết sức dễ hiểu để diễn đạt những vấn đề phức tạp.
Khi chúng tôi đang nói về vấn đề tiền tiết kiệm và kế hoạch nghỉ hưu của tôi, cô ấy đã chỉ vào cột biểu đồ nhiều màu và nói: “Có 3 cách đơn giản để tiết kiệm: Làm việc nhiều hơn, tiết kiệm nhiều hơn, hoặc muốn ít đi”.
Câu nói đó của cô như ánh sáng hào quang xua tan đi đám mây đen vốn che phủ bầu trời nhận thức của tôi từ trước đến nay.
Tôi vốn không lạ gì phong trào tối giản. Phong trào tối giản là một trào lưu đang được áp dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống: từ thiết kế, thời trang cho đến lối sống. Lối sống tối giản bắt nguồn đầu tiên tại Nhật khi một nhà văn quyết định bỏ hết những vật chất mà ông cho là thừa thãi và làm tha hoá con người. Căn phòng của ông chỉ có độc những vật dụng ông cho là cần thiết nhất. Chính lối sống như vậy đã giúp ông nhận ra những điều quan trọng hơn trong cuộc sống. Từ đó, nhiều người bắt đầu học theo và nó dần trở thành một trào lưu.
Sự thật tôi cũng là một tín đồ của trào lưu này. Tôi chỉ có một tủ quần áo nhỏ. Tôi biết cách sửa chữa và tận dụng, tái sử dụng nhiều thứ. Tôi không có TV.
Tôi đã đọc hàng tá tạp chí và rất nhiều blog về tầm quan trọng của sự tối giản. Tuy nhiên, tôi rất xúc động khi nghe điều này từ một chuyên gia tài chính chuyên nghiệp.
Cô ấy không hề bênh vực những lợi ích về mặt cảm xúc, tâm lý của sự tối giản.
Cô ấy cũng không hề truyền bá những lợi ích về mặt môi trường của sự tối giản.
Cô ấy càng không hề bảo tôi tiết kiệm thời gian mỗi sáng bằng cách ăn mặc đơn giản hơn.
Tuy nhiên, tôi không hề nói rằng chúng ta nên đặt mục tiêu thấp hơn. “Muốn ít đi” không có nghĩa chúng ta phải làm những công việc tầm thường và hẹn hò với những người tẻ nhạt. Bạn muốn có siêu xe Ferrari? Cứ muốn đi! VÌ TÔI CŨNG MUỐN CÓ FERRARI!
Rốt cuộc điều tôi muốn nói là, bạn nên nhìn lại những thứ mình muốn một lần nữa và thực sự nghĩ về chúng. Hãy tự vấn bản thân: Đó có phải là “mục tiêu” của bạn không? Hay đó là những mơ ước viển vông bạn đọc được trong tạp chí và quảng cáo? Bạn có thực sự cần một chiếc Ferrari hay không?
Cuộc sống và tương lai của chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta cho phép bản thân “muốn” ít hơn? Cố gắng ít đi? Làm việc ít đi để tập trung vào những thứ khác?
Tham khảo Business Insider.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"