Vì một lỗi thuật toán chụp ảnh, cô dâu giật mình hoảng hốt vì "bức ảnh ma" trong iPhone
Có thể nói, thuật toán chụp ảnh trên iPhone đã "uốn cong thực tế" khiến cô dâu trong bức ảnh cũng giật mình khi nhìn lại.
- Sự thật về miếng dán màn hình: Đây là thử nghiệm iPhone 14 Pro "dùng trần" suốt 1 năm - Kết quả bất ngờ
- Apple không phải công ty sản xuất chip nhưng vẫn dẫn đầu ngành, tự hào 15 năm không cần đến Intel, iPhone, Macbook chỉ dùng chip ‘nhà trồng’
- Ra mắt điện thoại có thiết kế iPhone, cấu hình Bphone
- 4 năm trước, mẫu điện thoại "gầy như que củi" này từng làm lu mờ cả iPhone: Ai nhìn cũng muốn cầm thử
- Chỉ cần vỡ lưng, chiếc iPhone của bạn lập tức trở thành "đồ bỏ" trong mắt Apple
Như thói quen thường thấy, một phụ nữ người Anh khi đang thử váy cưới đã tiện tay chụp lại bức ảnh của mình trong gương. Nhưng khi nhìn lại bức ảnh vừa chụp, cô giật mình nhận ra mình như đang sống trong một thế giới ma trận khi các hình ảnh phản chiếu lại không khớp nhau. Nhưng hóa ra, không có gì bí ẩn trong bức ảnh này cả.
Nhờ các tiến bộ công nghệ về thuật toán xử lý, nhiếp ảnh trên điện thoại đã tiến một bước dài để vượt qua các giới hạn về ánh sáng và cảm biến. Mỗi khi bạn ấn vào nút chụp ảnh trên iPhone hay các smartphone khác, hàng tỷ thao tác sẽ được bộ xử lý trên thiết bị thực hiện gần như ngay lập tức để đưa ra một bức ảnh mà bạn ưng ý. Thế nhưng đây chính là nguồn cơn cho "bức ảnh ma" của cô gái nói trên.
Bức ảnh nói trên là của nữ diễn viên hài người Anh Tessa Coates được cô chụp lại khi đang thử váy cưới và đăng lên PetaPixel. Trong bức ảnh có hình phản chiếu của cô ở 2 tấm gương khác nhau, nhưng điều khiến cô kinh ngạc là sự khác nhau giữa hình ảnh của cô và hình phản chiếu trong 2 tấm gương.
Trong khi một hình phản chiếu cho thấy cô đang buông thõng 2 tay xuống, một hình phản chiếu khác lại thấy cô đang để 2 tay trước bụng, trong khi hình ảnh thật lại là tay trái thả xuống còn tay còn lại để trước bụng. Coates khẳng định bức ảnh này không hề trải qua photoshop hay được chỉnh sửa mà hoàn toàn do iPhone của cô tạo ra.
Trên thực tế đây là một lỗi trong thuật toán nhiếp ảnh của Apple. Camera không nhận ra đây là các hình ảnh phản chiếu trong gương, thay vào đó nó xem các phiên bản của Coates trong gương như những người khác nhau xuất hiện trong khung hình.
Hơn thế nữa, Coates đã xoay người một chút khi chụp bức ảnh này ở chế độ panorama, do vậy, khi ấn nút chụp ảnh, hàng loạt bức ảnh đã được ghi lại ngay tức khắc. Thuật toán của Apple ghép nối các bức ảnh này lại với nhau, chọn ra các phiên bản ưng ý nhất khi đối chiếu về mức độ bão hòa, độ tương phản, chi tiết và độ nhòe của bức ảnh.
Kết quả cuối cùng đáng nhẽ sẽ là bức ảnh chân thực nhất, đẹp nhất của khoảnh khắc đó thế nhưng vì sự hiện diện của những chiếc gương, thuật toán đã nhận diện nhầm các chủ thể xuất hiện trong ảnh và tạo nên bức ảnh ma như trên. Thay vì hiển thị hình ảnh Coates được phản chiếu trong gương, hình ảnh cuối cùng lại tạo ra 3 phiên bản Coates với các động tác khác nhau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4