Kĩ thuật deepfake của Shamook tốt tới mức anh nhận được việc làm tại bộ phận Ánh sáng và Phép thuật Công nghiệp của Lucasfilm.
Kĩ thuật deepfake của Shamook tốt tới mức anh nhận được việc làm tại bộ phận Ánh sáng và Phép thuật Công nghiệp của Lucasfilm.
Tập cuối cùng mùa 2 của series The Mandalorian đã chứng kiến thợ săn tiền thưởng đơn độc hoàn thành nhiệm vụ của mình khi vận chuyển thành công Grogu (hay chúng ta thường gọi là Baby Yoda) tới với một Jedi. Nhưng không phải Jedi nào khác, mà chính là chàng trai trẻ Luke Skywalker. Tuy rằng chi tiết này gây hứng thú, nhưng nhiều fan cứng của Star Wars cũng thất vọng bởi vẻ ngoài đậm nét hiệu ứng hình ảnh (VFX) của Luke.
Thế là từ đó xuất hiện chàng YouTuber Shamook, người đăng tải đoạn video deepfake về The Mandalorian vào tháng 12 năm ngoái với gần 2 triệu lượt xem, khi cải thiện hiệu ứng VFX được sử dụng để làm trẻ hóa diễn viên Mark Hamill. Anh thực hiện tốt đến mức được nhận vào Lucasfilm, cụ thể là bộ phận kĩ xảo với tên gọi Ánh sáng và Phép thuật Công nghiệp (ILM).
Đoạn video tái tạo nhân vật Luke Skywalker bằng deepfake do Shamook thực hiện
“Như một số người đã biết, tôi đã tham gia ILM/Lucasfilms vài tháng trước và chưa có thời gian để sáng tạo nội dung mới trên YouTube”, Shamook viết trong phần bình luận của một video gần đây. “Giờ đây công việc của tôi đã ổn định hơn, nên việc đăng tải cũng sẽ được làm nhiều hơn. Vẫn sẽ chậm so với trước đây thôi, nhưng tôi mong là không đến mức các video cách nhau vài tháng.”
Shamook cũng cho biết trong mục bình luận rằng vị trí công việc của anh là “Nghệ sĩ ghi hình gương mặt cao cấp”. Hãng Lucasfilm cũng đã lên tiếng khẳng định về việc thuê anh chàng. “ILM luôn tìm kiếm những nghệ sĩ tài năng và thực tế là đã thuê một nghệ sĩ được biết tới dưới cái tên Shamook”, một phát ngôn viên của Lucasfilm cho biết. “Trong những năm vừa qua, ILM đã đầu tư cả vào học máy và trí tuệ nhân tạo như là những phương tiện để sản xuất kĩ xảo thuyết phục và thật tuyệt khi thấy tiến bộ trong lĩnh vực này khi công nghệ phát triển”.
Các video deepfake sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra ấn tượng rằng một người đang làm hay nói điều gì đó mà họ không thực sự làm, là công nghệ được ứng dụng để tạo ra những video về người nổi tiếng thời gian qua. Nhưng trong trường hợp này, sử dụng deepfake để cải thiện hiệu ứng, kĩ xảo sử dụng trong các bộ phim có vẻ như là phần bổ sung tuyệt vời cho CV của bạn nếu bạn đang tìm kiếm việc làm trong ngành phim ảnh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI