Hiệu điện thế cao nhất tạo ra có thể gấp 5 lần dòng điện sinh hoạt thông thường...
Một người đàn ông Brazil lẽ ra chỉ đang đi câu cá như một thói quen thường lệ nhưng cuối cùng lại nhận được một kết cục thảm thiết, may mắn là không phải dành cho anh ta mà là một nạn nhân xấu số khác. Cụ thể, sau khi thả câu ở một nhánh sông Amazon, anh bắt được một con lươn điện, mắc nó lên vùng bờ cạn gần đó rồi quay lại lấy con dao để đối phó và xử lý. Tuy nhiên, khi trở lại bờ sông, anh nhận thấy một cảnh tượng bất ngờ: Một con thú bò sát ăn thịt giống cá sấu đang mò đến con lươn mình vừa câu được nhằm xơi tái nó. Và ngay khi chạm được đến con mồi, nó đã ngay lập tức bị sốc điện và chết trong khi chưa kịp nhận thức được chuyện gì xảy ra.
Lươn điện "xử đẹp" cá sấu
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu bạn thực sự, dù là vô tình hay cố tình, bị lâm vào trường hợp tiếp xúc với một con lươn điện, liệu có nguy cơ nào bạn cũng sẽ từ giã cõi đời này hay không? Dù có khá hiếm vụ việc tương tự liên quan đến người được ghi lại, nhưng đó là sự thật, bạn hoàn toàn nằm trong tầm sinh sát đối với khả năng của loài lươn này. Một cú giật điện có thể vô hiệu hóa chức năng của một người bình thường, đủ để nếu không chết vì điện với những cú giật tiếp theo thì cũng sẽ không thể di chuyển mà thoát ra khỏi vùng nước rồi dần chết đuối.
Cường độ dòng điện đủ để giật chết người cũng tùy thuộc vào kích cỡ của con lươn điện. Thực chất, tên gọi của nó như vậy nhưng đó lại không phải là loài lươn đúng mực như những gì chúng ta thường nghĩ. Lươn điện - tên khoa học "Electrophorus electricus" là một loài cá thuộc họ Gymnotiformes và có liên hệ đến loài cá chép và cá trê. Chúng sống ở vùng sông nước và hồ Nam Mỹ, có chiều dài tối đa lên đến 2,5m và cân nặng 20kg lớn nhất. Dù quen sống dưới mặt nước nhưng chúng vẫn thường xuyên phải bổ sung không khí hiệu quả hơn bằng cách ngoi lên để thở. Một điều nữa cần biết là kể cả khi không cảm thấy có nguy hiểm xung quanh, chúng luôn phát ra một luồng điện khoảng 10V để sử dụng như một cơ chế radar điều hướng đến những vùng nước bùn lầy ưa thích, cũng như phân loại các con mồi tiềm năng.
Một con lươn điện trưởng thành hoàn toàn có thể tạo ra năng lượng điện có hiệu điện thế 600V theo từng đợt ngắn và mạnh, kéo dài 2s/lần giật. Hàng ngàn tế bào cơ sản sinh điện năng là nguồn tải của lượng điện khổng lồ này. Cụ thể, một cá thể dài 1,8m có khoảng 6000 tế bào cơ cùng nhau tích tụ tạo nên nguồn điện 600V, gấp 5 lần tiêu chuẩn độ mạnh dòng điện thông thường tại Mỹ và trên hầu hết thế giới.
Dù các nhà khoa học vẫn không rõ cơ chế tại sao lươn điện có thể tác động nguồn điện đó như một vũ khí đối với các con mồi mà không tự gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, nhưng đã có nhiều ý kiến nổi lên giải thích cho hiện tượng đó. Quan điểm nổi bật nhất là nó thực sự có thể cảm thấy cú sốc điện tương tự, nhưng khả năng đề kháng và điện trở cơ thể đặc biệt cho phép nó không lo đi quá giới hạn để tự giết chính mình.
Tham khảo: howstuffworks
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4