Lượng đơn đặt hàng iPhone kém cỏi làm các nhà kinh tế học lo lắng cho thương mại châu Á
Những triển vọng kém lạc quan về doanh số iPhone có thể gây tác động xấu đến thương mại châu Á, đặc biệt là các quốc gia thuộc chuỗi cung cấp của Apple.
Cơn sốt nâng cấp smartphone đang bước vào thời kỳ suy tàn, thúc giục các nhà xuất khẩu bắt đầu phát đi những lời cảnh báo cho các nhà xuất khẩu châu Á.
Các dấu hiệu sớm nhất của nhận định này, bao gồm cả dấu hiệu từ lượng đơn đặt hàng đáng thất vọng đối với những chiếc iPhone mới nhất, đang làm tổn thương đến giá cổ phiếu cho những nhà cung cấp của Apple ở châu Á. Nếu trước đây, các cải tiến smartphone đã giúp tăng cường nhu cầu cho các linh kiện điện tử từ chuỗi các nhà cung cấp tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, thì một chu kỳ nâng cấp yếu hơn cũng sẽ có tác động đến tình hình kinh tế vĩ mô của những quốc gia này.
Cảnh vắng vẻ trong ngày mở bán iPhone 8 đang làm các nhà kinh tế học lo lắng.
“Hiệu ứng smartphone” suy yếu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các nhà kinh tế cảm thấy tăng trưởng hàng năm về thương mại của Châu Á đã đạt đến mức cực đại. Vẫn còn những mối đe dọa khác như dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các quốc gia phát triển đã không còn quá dễ dàng như trước đây.
Rob Subbaraman, nhà kinh tế trưởng của Nomura Holdings Inc. Singapore cho biết. “Cảm giác như chúng ta đang đi tới giai đoạn cuối của xu hướng tăng trưởng theo thời gian, thật đáng lo ngại rằng động lực chính cho xuất khẩu của châu Á – Trung Quốc – lại đang cho thấy các dấu hiệu của việc trở lại thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm chạp.”
Chu kỳ nâng cấp smartphone và đà tăng trưởng vững chắc của Trung Quốc từng là hai trong nhiều lý do khiến Châu Á tăng cường xuất khẩu mọi thứ, từ mỹ phẩm cho đến chất bán dẫn, cũng như thách thức các dự đoán về chiến tranh thương mại, giảm phát và nhu cầu ảm đạm. Theo các nhà kinh tế tại Morgan Stanley, tính từ đầu năm cho đến tháng Tám năm nay, xuất khẩu khu vực đang ở mức mạnh nhất theo tỷ giá đồng USD từ năm 2011 cho đến nay.
Các động lực tăng trưởng cho thương mại châu Á đều đang suy giảm.
Không có thước đo chính xác cho tác động của việc sản xuất smartphone đến thương mại châu Á, nhưng các nhà kinh tế cho rằng, nó có quy mô rất lớn. Hãy lấy Hàn Quốc làm ví dụ: xuất khẩu chất bán dẫn đã tăng vọt đến 57% vào tháng Tám đến mức kỷ lục 8,8 tỷ USD, cùng với việc phát hành điện thoại mới và sự gia tăng về dung lượng DRAM. Con số này chiếm đến 18,6% tổng xuất khẩu của quốc gia này trong tháng.
Các dấu hiệu của sự hạ nhiệt
Vẫn còn những dấu hiệu khác cho thấy đà phục hồi về thương mại của châu Á đang bắt đầu chậm lại. Xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc đang tăng lên 7,6%, nhưng mức độ tăng đã chậm lại ở mức 5,6% vào tháng Tám vừa qua và nhập khẩu đang cho thấy các dấu hiệu của việc chững lại. Một số nhà phân tích còn cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng vừa qua của Hàn Quốc có thể yếu đi trong những tháng sắp tới khi sự suy yếu trong năm 2016 không còn là cơ sở để so sánh.
Theo các nhà kinh tế của Bloomberg, việc trượt dài trong hoạt động của các cảng biển chính tại châu Á, bao gồm cả các trung tâm vận tải biển như Busan và Shenzhen, là một trong các chỉ báo cho thấy sự phục hồi của nền thương mại container toàn cầu đã đạt đỉnh.
Một nhà theo dõi hoạt động thương mại châu Á tại Goldman Sachs cũng ghi nhận đà xuất khẩu chậm lại trong tháng Tám, với hàng loạt sự sụt giảm lớn trong các khu vực khác, ngoại trừ lĩnh vực chất bán dẫn. Hoạt động nhập khẩu cũng đang suy yếu. Trong báo cáo của mình, Goldman Sachs cho biết, sự chững lại của giá cả hàng hóa gần đây đã đóng một vai trò quan trọng của việc này.
Vẫn còn những động lực khác.
Hiện tại vẫn chỉ có một vài nhà phân tích khác dự báo rằng thương mại sẽ khủng hoảng, đặc biệt trong ngắn hạn. Klaus Baader, nhà kinh tế trưởng về châu Á – Thái Bình Dương tại Société Générale SA, cũng cho rằng đà phục hồi thương mại của châu Á đã vượt xa khỏi sự phụ thuộc vào smartphone và Trung Quốc.
Ông Baader cho biết, các động lực khác sẽ bao gồm sự tăng tốc như kỳ vọng trong hoạt động đầu tư, đặc biệt vào ngành điện tử và phần mềm, một yếu tố sẽ gây ra tác động dội trở lại đến các nhà sản xuất châu Á. Ông cho rằng, “Có rất nhiều yếu tố khác tác động đến thương mại châu Á chứ không chỉ iPhone.”
Cảng container Busan Hàn Quốc.
Hiroaki Muto, nhà kinh tế trưởng của trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo Research, xuất khẩu từ Nhật Bản tiếp tục ở mức vững chắc trong suốt 6 tháng qua, nhưng đà tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại khi lãi suất toàn cầu bắt đầu gia tăng. Muto cho biết, “Nửa sau của năm tới có thể sẽ có một chút nguy hiểm.”
Tuần trước, tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng đưa ra cảnh báo rằng, những đánh giá bi quan về khả năng xuất khẩu của châu Á sẽ sớm bị dập tắt khi các con số của năm 2018 được so sánh với thành tích nổi bật của năm 2017. Tổ chức này đã cập nhật ước tính của mình về tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu năm nay lên mức 3,6% thay cho con số 2,4% trước đây, chủ yếu nhờ hoạt động mạnh mẽ tại khu vực châu Á.
WTO cũng cho biết, các dự đoán về việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Mỹ và châu Âu cùng với nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại năm 2018. Các rủi ro về địa chính trị như căng thẳng trong bán đảo Triều Tiên và các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và những đối tác thương mại lớn của họ có thể làm trật bánh xe tăng trưởng của thương mại châu Á.
Theo ông Subbaraman của Nomura, tất cả những điều này là nguyên nhân cho việc đánh giá thận trọng của các nhà phân tích. “”Hãy thưởng thức bữa tiệc nhưng luôn ở gần cánh cửa” chính là câu thần chú của tôi.” Ông cho biết.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?