Lượng máy ảnh bán ra trong năm 2020 đã giảm tới 54%
Dòng máy ảnh không gương lật không có sự giảm mạnh như DSLR truyền thống, nhưng cũng không mấy khả quan.
Hiệp hội hình ảnh và máy ảnh Nhật Bản (CIPA) mới đây đã công bố những thông số của thị trường máy ảnh trong năm nay tính đến tháng 9, và ta có thể thấy được một sự sụt giảm đáng để so với năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu.
Theo đó, tất cả các hãng máy ảnh đã bán được tổng cộng 1.562 triệu chiếc DSLR (máy ảnh truyền thống với gương lật), giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ dòng máy này đạt 625,667,150 USD, giảm 51%. Máy ảnh không gương lật thế hệ mới bán được tổng cộng 1.807 triệu chiếc, có mức giảm thấp hơn so với DSLR là 34%, thu về 1,412,303,155 USD.
Lượng máy ảnh du lịch (ống kính gắn liền) bán được cao hơn so với DSLR đạt 2.498 triệu chiếc, nhưng cũng có một mức giảm khá cao là 51%, thu về doanh thu 518,916,324 USD. Thị trường ống kính cũng có sự giảm sút mạnh, với những ống kính siêu rộng (rộng hơn 35%) chứng kiến mức giảm 45%, còn những ống kính từ 35mm trở lên giảm 34%.
So sánh lượng máy ảnh có thể thay được ống kính (DSLR và Mirrorless) của năm nay so với năm ngoái
So sánh lượng máy ảnh ống kính gắn liền của năm nay so với năm gnoái
Có 1 tin vui đó là thị trường máy ảnh đã có sự hồi phục trong tháng 9, và được cho là sẽ còn tăng lên trong những tháng cuối năm. Lượng máy DSLR bán ra trong tháng 9 tăng tới 68,000 chiếc so với tháng 8, con số này với máy ảnh không gương lật là 140,000 chiếc. Sẽ phải tốn thêm 1 thời gian nữa để thị trường máy ảnh có thể hồi phục hoàn toàn sau sự đi xuống mạnh của 3 quý đầu năm, nhưng với xu hướng đi lên như hiện nay thì chắc chắn các hãng cũng sẽ có thể lạc quan hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"