Lý do không ai muốn làm việc cùng Elon Musk: Đằng sau vẻ hài hước trên mạng là kiểu sếp 'li ti' đáng sợ, vắt kiệt sức nhân viên tới từng giọt mồ hôi

    Phương Linh, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 

    Là người giàu nhất thế giới nhưng có lẽ không ai muốn làm việc cùng Elon Musk sau khi biết những mẩu chuyện dưới đây.

    Năng lượng bùng cháy của Musk đã giúp Tesla trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô nổi tiếng và có giá trị nhất thế giới. Đạt được mục tiêu sản xuất Model 3, Musk nói với nhân viên thông qua email rằng sẽ đưa Tesla tới gần hơn sứ mệnh thúc đẩy năng lượng sạch và thay đổi thế giới - dù rằng họ có phải thực hiện một vài bước đi khá khó khăn để tới được đó. "Dù thế nào đi chăng nữa. Nó đã cho thấy hiệu quả".

    Tuy nhiên với cùng nguồn năng lượng như vậy đã khiến Musk trở thành một trong những nhà lãnh đạo đặc biệt nhất ở Mỹ, một vị thuyền trưởng bất chấp, nhiều yêu cầu. Khi Tesla gần đạt được mục tiêu sản xuất, Musk đã đăng tải trên Instagram một bức ảnh của siêu anh hùng Doctor Strange - người sử dụng sức mạnh thần bí để thay đổi thời gian và thực tế kèm theo dòng chữ "Kỹ thuật là phép thuật".

    "Anh ấy đạt được rất nhiều ý chí năng lực tuyệt đối và là một trong những người tài năng nhất mà tôi từng gặp", Bob Lutz - cựu giám đốc tại GM nói. "Nhưng anh ấy cũng là một trong những người không hoàn mỹ nhất".

    Lý do không ai muốn làm việc cùng Elon Musk: Đằng sau vẻ hài hước trên mạng là kiểu sếp 'li ti' đáng sợ, vắt kiệt sức nhân viên tới từng giọt mồ hôi - Ảnh 1.

    Lutz mô tả Musk như "siêu nhân bán hàng" và việc sở hữu xe hay cổ phiếu của Tesla là "một sự sùng bái tôn giáo". "Nhưng anh ta đang tuyệt vọng". "Giống như rất nhiều tình huống tương tự, tôi nghĩ rằng anh ta sẽ nhanh chóng tiêu hết tiền của người khác".

    Musk đã quảng bá Model 3 như một loại xe đại trà, chạy bằng pin sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt, từ đó giúp công ty có lợi nhuận. Tuy nhiên việc sản xuất luôn bị trì hoãn đã khiến một vài tháng trở lại đây, nhà máy ở Fremont của Tesla luôn trong tình trạng làm việc xuyên ngày đêm - thứ là Musk thừa nhận là "địa ngục sản xuất" khi mà nhà máy bị cháy, đột ngột đóng cửa, lục đục nội bộ khiến hãng xe này gọi đó là một trong những giai đoạn "khó khăn nhất trong lịch sử của Tesla".

    Những người chỉ trích công ty và các chuyên gia phân tích thì đặt câu hỏi chiến thắng chớp nhoáng vừa rồi của Tesla có thể tồn tại được bao lâu. Công ty nói họ đã xuất xưởng 18.000 chiếc Model 3 cho khách hàng trong quý 2 - ít hơn 10.000 chiếc so với mong đợi của phố Wall và mới chỉ đủ 7% trong số 400.000 đơn đặt hàng trước trong năm nay.

    Những hãng ô tô truyền thống có cấu trúc chặt chẽ, phân cấp rõ ràng, vận hành trơn chu phải chịu chi phí cao, biên lợi nhuận thấp do người mua sản phẩm này có tính thay đổi và cạnh tranh khốc liệt. Các nhà máy của họ có xu hướng sạch sẽ, hiệu quả tuyệt đối cho sản xuất hàng loạt: "The Toyota way" - một giáo lý của "sản xuất tinh gọn" là quy tắc phản ánh phong cách quản lý đáng ngưỡng mộ giúp biến một công ty sản xuất ô tô nhỏ ở Nhật thành gã khổng lồ xe hơi lớn bậc nhất thế giới.

    Nhưng tại tesla, chỉ có một thứ duy nhất mà các công nhân ở đây nhận thấy là "Elon Way". Musk là kỹ sư trưởng, thiết kế, giám đốc bán hàng, đứng đầu mảng tài chính, marketing với quyền lực tuyệt đối với mọi thứ từ chiến lược bán hàng toàn cầu tới quyết định có nên thu nhỏ giao diện tay nắm cửa xe hay không. Trong một email gửi rộng khắp cho toàn công ty vào tháng 4, ông yêu cầu Model 3 phải được làm "24/7". Ông ra lệnh đánh giá "mọi chi phí trên toàn thế giới dù là nhỏ thế nào đi chăng nữa, trong báo cáo nghiêm cấm việc sử dụng các từ viết tắt và kêu gọi công nhân không sử dụng điện thoại.

    Dolly Singh - Cựu chủ tịch bộ phận săn đầu người của SpaceX chia sẻ: "Làm việc với ông ấy thực sự không thoải mái chút nào. Bản thân Elon Musk không bao giờ hài lòng với chính bản thân mình nên ông ấy không bao giờ hài lòng với bất kỳ ai xung quanh cả. Ông ấy luôn ép bản thân phải làm việc chăm chỉ, nỗ lực hơn nữa và thúc những người xung quanh làm việc theo cách thức tương tự như vậy.

    Vấn đề đặt ra là Elon Musk là một cỗ máy, còn những người còn lại thì không.

    Vì vậy nếu làm việc cùng Elon Musk, chắc chắn bạn phải chấp nhận một môi trường, không khí làm việc không thoải mái. Tuy nhiên, "trong môi trường như vậy, bạn có thể đạt được năng suất làm việc mà không nơi nào khác có được và nó thật sự đáng đến từng giọt mồ hôi".

    Nhiều tháng liền bạn phải làm việc liên tục, ở cường độ cao bởi lẽ kết quả vẫn không phải là chính xác những gì Elon Musk muốn và nó đơn giản không phù hợp với tầm nhìn của ông ấy.

    Elon Musk chính là một hình tượng tiêu biểu của "nano-manager". Cần phải chú ý rằng nó là "nano" – tức là cấp nhỏ hơn hàng nghìn lần so với micro.

    Dù đang điều hành công ty có hơn 13.000 nhân viên, tức là có rất nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau. Tuy nhiên ít người biết rằng, chính Elon Musk là người quyết định về mức âm lượng trên các xe ô tô Tesla cần phải đạt là 11.

    Đúng vậy, ở Tesla, kỹ sư trưởng của công ty dù là người thông minh tới cỡ nào, có tài cán tới đâu cũng không phải là người có đủ năng lực thể đưa ra quyết định về chi tiết kỹ thuật nhỏ bé của sản phẩm là mức âm lượng xe mà thay vào đó phải là đích thân Elon Musk. Nguyên điểm này đã đủ thấy cách quản lý của Elon Musk "nano" tới cỡ nào.

    Ngoài ra, Elon Musk không phải là một vị sếp bình thường, thậm chí là người thường. Còn nhớ trong một bài phỏng vấn, Elon Musk đã chia sẻ rằng: "Có một khoảng thời gian tôi dành ra 100 giờ để làm việc trong tuần cho cả Tesla và SpaceX. Thật sự mệt mỏi đấy. Nhưng giờ tôi chỉ dành khoảng 80 - 90 giờ thôi, tôi thấy dễ thở hơn nhiều". 

    Nguồn: BI

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ