Lý do thực sự khiến Apple và Google muốn chúng ta sử dụng điện thoại ít hơn
Điều gì tốt cho khách hàng thì cũng tốt cho lợi ích cuối cùng của chính họ. Apple và Google không muốn bạn nghiện công nghệ.
Mới đây, Apple tiếp bước Google đưa ra thông báo các tính năng giúp mọi người giảm thời gian sử dụng thiết bị công nghệ. Tại sao các công ty công nghệ, sản phẩm gắn liền với chiếc điện thoại lại không muốn bạn dùng nó quá nhiều? Nếu công nghệ đang "cướp đoạt trí óc của bạn" với những sản phẩm "không thể cưỡng lại" thì sao giờ đây những công ty này lại đang đối đầu với chính những mối quan tâm của họ? Phải chăng tâm trí của những gã khổng lồ công nghệ đã thay đổi hay đã bị áp lực cộng đồng thuyết phục để thay đổi đường lối của mình?
Tôi đã nghiên cứu biện pháp tâm lý tinh vi mà các công ty này triển khai để giữ khách hàng. Đầu tiên, hóa ra mô hình kinh doanh của họ thu lợi từ sự ham muốn của khách hàng. Bạn càng sử dụng điện thoại nhiều bao nhiêu, họ càng thu lợi nhuận từ những ứng dụng bạn tải và quảng cáo bạn xem nhiều bấy nhiêu.
Tuy nhiên, câu chuyện về sự ham muốn này nhanh chóng chấm dứt khi cân nhắc những mối quan tâm dài hạn của chính họ. Apple và Google giúp việc giảm thời gian sử dụng điện thoại của khách hàng trở nên dễ dàng hơn vì đây cũng là điều họ quan tâm. Trong trường hợp này, điều gì tốt cho khách hàng thì cũng tốt cho lợi ích cuối cùng của chính họ. Apple và Google không muốn bạn nghiện công nghệ. Nghiện ngập là một hành vi có hại. Hơn thế, họ muốn bạn có những thói quen lành mạnh khi dùng các thiết bị số.
An toàn = Doanh số
Hãy thử nghĩ xem tại sao bạn lại thắt dây an toàn. Vào năm 1986, Chính phủ Liên Bang ra lệnh đai an toàn bắt buộc phải được trang bị trên ô tô. Tuy nhiên, 15 năm sau khi quy định được ban hành, các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ mới bắt đầu xem đai an toàn như điều cần thiết. Luật được thực hiện tốt sau khi các nhà sản xuất bán đai an toàn vì khách hàng muốn thế. Những nhà sản xuất ô tô có những chiếc xe an toàn bán được nhiều xe hơn hẳn.
Tương tự, hàng nghìn ứng dụng từ bên thứ ba đã đem đến cho người dùng phương pháp để tiết chế và kiểm soát thời gian họ dành ra để lên mạng, chặn truy cập đến một số trang nhất định, và giảm sự mất tập trung từ thiết bị số. Các công cụ rất tương đồng với những gì Apple và Google thông báo gần đây.
Như vẫn làm với các ứng dụng thành công được xây dựng trên nền tảng của họ, Apple và Google lưu ý những gì khách hàng muốn và quyết định kết hợp các tính năng này làm thành tiêu chuẩn. Họ cũng vượt qua những gì các nhà sản xuất ứng dụng có thể làm bằng cách thêm vào những tính năng mà chỉ các nhà sản xuất hệ điều hành có thể cung cấp, như việc thông báo hàng loạt để giảm sự gián đoạn trong ngày và khả năng đặt chế độ "im lặng" cho điện thoại chỉ bằng việc lật nó lại.
Những con tàu an toàn hơn
Nhà lý luận văn hóa Paul Virilio đã nói, "Khi bạn phát minh ra một con tàu, bạn cũng đồng thời phát minh ra cách làm đắm nó." Dù những thiết bị mà những nhà đóng tàu hiện đại này làm ra chắc chắn có những hệ quả tiêu cực tiềm tàng, họ cũng quan tâm đến việc làm ra những sản phẩm ít gây hại hơn.
Khi một sản phẩm gây hại cho con người, khách hàng có khuynh hướng ít sử dụng nó hơn hoặc tìm cho mình lựa chọn thay thế tốt hơn. Cuộc chiến tính năng giữa hai đối thủ công nghệ này mang lại lợi ích cho mọi người. Động thái giúp người dùng tạo những thói quen tốt cho sức khỏe bằng thiết bị của họ là một ví dụ của việc tạo nên sản phẩm tốt hơn.
Mặc dù chúng được thiết kế để thuyết phục và thân thiện với người dùng, chúng ta không phải nô lệ của công nghệ và điều đó khiến chúng ta ngừng nghĩ rằng chúng ta không có quyền hạn gì. Các công ty công nghệ đang từng bước giúp người dùng của mình kiềm chế việc lạm dụng thiết bị. Giờ đây đến lượt chúng ta đưa các tính năng này ra sử dụng, học tập và bảo đảm an toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"