(NLĐO) - Một cục đá bị vứt lăn lóc trong ngăn kéo tại Đại học Purdue (Mỹ) hóa ra là báu vật Sao Hỏa 742 triệu tuổi.
- Đêm nay, Việt Nam đón cực đại trận mưa sao băng bất ổn nhất
- Trung Quốc ra mắt chó robot leo núi thoăn thoắt
- Phát hiện sinh vật "ma quái" bí ẩn, phát sáng dưới đáy biển, chưa từng được khoa học đặt tên
- Phát hiện ra loài côn trùng ăn được xốp sinh sống tại Lục Địa Đen
- Giải mật vệ tinh do thám, thị trấn ma 1.400 tuổi hiện hình
Theo Live Science, một cục đá lạ bị nghi ngờ là thiên thạch đã được tìm thấy trong một ngăn kéo ở Đại học Purdue từ năm 1931, rồi tiếp tục bị lãng quên. Nhưng các kỹ thuật phân tích hiện đại vừa chứng minh nó là báu vật vô song từ Sao Hỏa.
Nó có thể là thứ tương tự những gì mà các nhà khoa học NASA luôn muốn tìm thấy thông qua các sứ mệnh trị giá hàng chục triệu USD: Bằng chứng về một Sao Hỏa chưa "chết".
Viết trên tạp chí khoa học Geochemical Perspectives Letters, nhóm nghiên cứu từ Đại học Purdue cho biết cục đá nói trên không những là thiên thạch, mà còn là bằng chứng cho thấy Sao Hỏa 742 triệu năm trước có nước lỏng!
Nhiều nhà khoa học - bao gồm các nhà khoa học NASA - tin tưởng rằng Sao Hỏa từng có nước và sự sống như Trái Đất.
Nhưng đó là câu chuyện của 3 tỉ năm về trước. Sau đó hành tinh này đã bị thất thoát nước và vũ trụ và có thể mọi sinh vật trên đó cũng tuyệt chủng theo.
Thiên thạch nói trên - được đặt tên là Lafayette - lại chứng minh điều không thể ngờ đến, đó là nước lỏng vẫn tồn tại đến 742 triệu năm về trước, và thậm chí là trong hiện tại.
Các khoáng chất bên trong "cục đá bỏ quên" rõ ràng phải được hình thành dưới sự tương tác với nước dạng lỏng, nhưng nước ở đâu là vấn đề cần lưu tâm.
"Chúng tôi không nghĩ rằng có nhiều nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa vào thời điểm này" - PGS Marissa Tremblay, nói.
Thay vào đó, các tác giả tin rằng nước này đến từ sự tan chảy của lớp băng ngầm gần bề mặt, được gọi là lớp đất đóng băng vĩnh cửu.
Quan trọng hơn, sự tan chảy của lớp đất đóng băng vĩnh cửu này là do hoạt động magma vẫn xảy ra định kỳ trên Sao Hỏa cho đến ngày nay.
Như vậy, bên dưới bề mặt hành tinh tưởng chừng chết chóc này có thể vẫn thường xuyên có nước, đồng nghĩa với việc sự sống vẫn có một "khung cửa hẹp" để tồn tại và tiến hóa.
Trước đó, một nghiên cứu của cùng nhóm tác giả năm 2022 đã phát hiện ra dấu vết của một loại nấm trên bề mặt Lafayette, nhưng chưa thể xác định được đó có phải là nấm từ ngoài hành tinh hay không, hay chỉ đơn giản nó bị ô nhiễm sau khi hạ cánh địa cầu.
Đến nay, vẫn chưa ai rõ báu vật từ Sao Hỏa này hạ cánh Trái Đất khi nào.
Tuy nhiên, một ghi chép cũ của Đại học Purdue cho biết có một sinh viên đã chứng kiến một vụ thiên thạch rơi khi đi câu cá vào năm 1919. Đó có thể chính là người đã đem Lafayette về trường.
Các bước phân tích thành phần cũng cho thấy Lafayette đã trải qua 11 triệu năm lang thang trong vũ trụ trước khi tìm đến địa cầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?