Mặc dù liên tiếp thất bại, Microsoft lại lên kế hoạch loại bỏ các ứng dụng Win32 vào năm 2019
Thật là khó xử khi mà nền tảng x86 Win32 của Microsoft vừa là thành công lớn nhất, song cũng là trở ngại lớn nhất của hãng. Mặc dù xuất hiện tại hầu hết các văn phòng và các hộ gia đình trên toàn thế giới, nền tảng này không an toàn và khó để cho Microsoft có thể quản lý và kiếm tiền.
Kể từ khi ra mắt Windows 8, Microsoft đã cố gắng di dời người dùng đến một nền tảng được kiểm soát tốt hơn, nhưng những nỗ lực như Windows RT và Windows 10 S luôn gặp phải nhiều vấn đề do không được hỗ trợ nhiều từ Windows Store, nhất là khi đem ra so sánh với 8 triệu ứng dụng Win32 luôn tràn làn lan và thường là miễn phí ở trên mạng.
Tuy đã có nhiều nỗ lực đã thất bại nhưng một lần nữa, theo thông tin từ trang Windows Central, Microsoft sẽ phát hành một phiên bản miễn phí của Windows được hỗ trợ bởi các ứng dụng UWP.
Hệ điều hành Polaris sắp ra mắt của Microsoft sẽ xoá bỏ các thành phần thừa từ Windows 10 và loại bỏ Windows Shell và trình duyệt tập tin và thay vào đó bằng C-Shell và một phiên bản UWP cho tất cả các ứng dụng.
Dường như Polaris nằm vào những người chuyên làm việc trên các trình duyệt web. Hệ điều hành mới dự kiến sẽ đem lại thời lượng pin tốt hơn, kèm theo bảo mật và hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên, không giống như Windows 10 S, người dùng Polaris sẽ bị mắc kẹt với hệ điều hành này mà không thể nâng cấp lên phiên bản Pro của Windows. Microsoft cũng đang cân nhắc việc đưa ra các ứng dụng win32 thông qua một giải pháp dựa trên điện toán đám mây từ xa, song điều này nghe có vẻ không thuyết phục cho lắm.
Trên thực tế, bằng việc hạ thấp Windows xuống thành một cỗ máy chạy UWP và Edge, người dùng thà chọn mua Chromebook còn hơn, vì khi đó họ sẽ được cài đặt Chrome, và đó là chưa kể đến hàng loạt ứng dụng Android thông qua Google Play Store.
Việc Microsoft muốn Windows trở nên dễ sử dụng hơn là điều hoàn toàn đúng đắn, song cách họ thực hiện thì còn rất nhiều vấn đề.
Tham khảo mspoweruser
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI