Malaysia cấm xuất khẩu một nguyên liệu quan trọng: Việt Nam nắm giữ trữ lượng đứng thứ 2 thế giới, hàng loạt siêu cường đua nhau săn lùng
Nguyên liệu này có vai trò cực quan trọng trong ngành công nghiệp xe điện và công nghệ.
- Chạy đua chế tạo siêu pin hứa hẹn sẽ làm nên cuộc cách mạng thứ hai cho xe điện
- Intel sử dụng trí tuệ nhân tạo để pin laptop bền hơn
- Cuộc đua 'vàng trắng' lại lên cơn sốt: là nguyên liệu VinFast và nhiều nhà sản xuất xe điện cần, Việt Nam cũng đang nắm giữ trữ lượng cực lớn
- BYD - Hãng xe điện đến Elon Musk cũng ‘bất khả xâm phạm’: Tốc độ tăng trưởng gần 500%, tự chủ chuỗi cung ứng pin từ nguyên liệu thô đến bộ thành phẩm
Ngày 11/9, Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết Malaysia sẽ xây dựng chính sách cấm xuất khẩu đất hiếm để tránh khai thác và mất tài nguyên.
Dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy, Malaysia là nơi có trữ lượng đất hiếm ước tính khoảng 30.000 tấn. Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, ước tính khoảng 44 triệu tấn. Quyết định của Malaysia được đưa ra khi thế giới đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc.
Ông Anwar cho biết, chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp đất hiếm ở Malaysia và lệnh cấm sẽ "đảm bảo lợi nhuận tối đa cho đất nước", nhưng ông không cho biết khi nào lệnh cấm sẽ có hiệu lực.
Ông Anwar cho biết tại quốc hội rằng, ngành công nghiệp đất hiếm dự kiến sẽ đóng góp tới 9,5 tỷ ringgit (2 tỷ USD) vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước vào năm 2025 và tạo ra gần 7.000 cơ hội việc làm.
Ông nói: “Bản đồ chi tiết về các nguồn nguyên tố đất hiếm và mô hình kinh doanh toàn diện kết hợp các ngành công nghiệp thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn sẽ được phát triển để duy trì chuỗi giá trị đất hiếm trong nước”.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, lệnh cấm của Malaysia có thể ảnh hưởng đến doanh số bán sang Trung Quốc. Nước này đã nhập khẩu khoảng 8% quặng đất hiếm từ quốc gia Đông Nam Á này trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay.
Đầu năm 2023, chính Trung Quốc cũng tuyên bố hạn chế xuất khẩu một số kim loại được sử dụng rộng rãi trong ngành bán dẫn, một động thái được coi là biện pháp trả đũa việc Mỹ hạn chế bán công nghệ cho Trung Quốc.
Việc hạn chế làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc cũng có thể hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng khác, bao gồm cả đất hiếm. Các nhà phân tích cho biết vào ngày 8/9 giá đất hiếm Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 20 tháng do việc đình chỉ khai thác tại Myanmar trước bối cảnh mùa tiêu thụ vào cao điểm.
Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố có ứng dụng trong sản xuất điện tử và pin, khiến chúng trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch hơn và trong quốc phòng và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực pin xe điện.
Theo Argus Media, với trữ lượng đất hiếm có thể khai thác lên tới 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc, Việt Nam đang nắm trong tay cả một "kho báu". Cũng chính vì lý do này, vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu ngày càng quan trọng.
Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam nhằm mở rộng nguồn cung đất hiếm từ năm 2010. Thống kê từ Cơ quan thương mại của Nhật Bản cho thấy, Việt Nam là nước xuất khẩu đất hiếm lớn thứ hai sang Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc.
Bên cạnh đó, đầu tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã ký thỏa thuận hợp tác với người đồng cấp Hàn Quốc về việc hợp tác thăm dò và phát triển các chuỗi khoáng sản cốt lõi, bao gồm đất hiếm tại Việt Nam, để cung cấp chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định.
Một cái tên đáng chú ý khác là Canada. Nước này đã thúc đẩy hợp tác thương mại với Việt Nam theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tháng 12/2022, tỉnh Saskatchewan của Canada đã cử một phái đoàn đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội hợp tác mở rộng.
Vào tháng 4, Công ty Vật liệu Chiến lược của Australia đã ký thỏa thuận với một nhà máy lọc dầu của Việt Nam cam kết cung cấp đất hiếm để xuất khẩu sang Hàn Quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI