Màn tuyển dụng gây lú của IBM: Yêu cầu ứng viên phải có 12 năm kinh nghiệm với Kubernetes, trong khi nền tảng này mới chỉ 6 năm tuổi
Thế này thì không biết đến bao giờ IBM mới có thể tìm được ứng viên ưng ý nhất đây?
- Mời bạn xem trận chiến cuối cùng trong Avengers: Endgame theo phong cách 16-bit, không khác gì màn đấu boss của 1 tựa game cổ điển
- Chùm ảnh cho thấy sức mạnh khủng khiếp của phông xanh trong khâu hậu kì, giúp các nhà làm phim dễ dàng biến ra bất cứ thứ gì họ muốn
- Tâm huyết như Henry Cavill: Lục tung Reddit xem fan chê gì The Witcher để rút kinh nghiệm cho mùa tiếp theo
Vào cuối tháng 6 vừa qua, bộ phận Dịch vụ Công nghệ Toàn cầu của IBM (Global Technology Services) đã đăng tải thông tin tuyển dụng nhân viên với yêu cầu khá “khủng”: Phải có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc với nền tảng Kubernetes. Có thể bạn sẽ cho rằng với 1 công ty công nghệ lớn như IBM thì yêu cầu trên đây là hoàn toàn hợp lý. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là nền tảng Kubernetes mới chỉ ra đời cách đây 6 năm mà thôi, vào ngày 7/6/2014. Vì vậy, cho dù mức lương và đãi ngộ có hấp dẫn đến đâu, chắc chắn sẽ chẳng có ai đủ yêu cầu để ứng tuyển vào vị trí này cả.
Nếu như bạn chưa biết, Kubernetes là một nền tảng nguồn mở, giúp mở rộng quản lý các ứng dụng được đóng gói và các service, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự động hoá việc triển khai ứng dụng. Dù mới ra mắt cách đây 6 năm, nhưng Kubernetes đã được xây dựng dựa trên hơn một thập kỷ kinh nghiệm mà Google có được, và hiện đã trở thành một hệ sinh thái lớn với tốc độ phát triển cực nhanh.
IBM khiến nhiều người "hú hồn" với tin tuyển dụng của mình.
Trở lại với vấn đề chính, như đã nêu trên, Kubernetes ra đời vào năm 2014 và chỉ mới vừa tròn 6 năm tuổi cách đây hơn 1 tháng. Không biết do vô tình hay cố ý, đội ngũ tuyển dụng của IBM lại đòi hỏi ứng viên phải có 12 năm kinh nghiệm trở lên đối với nền tảng này. Trừ khi có dụng ý đặc biệt nào đó, điều này sẽ khiến quá trình tuyển dụng của họ đi vào bế tắc, đồng thời cũng khiến nhiều ứng viên cảm thấy hãi hùng, mất tự tin mỗi khi muốn xin việc tại công ty này.
IBM cũng không phải trường hợp duy nhất mắc phải lỗi tuyển dụng ngớ ngẩn nêu trên. Mới đây, lập trình viên Sebastián Ramírez, người đã tạo ra nền tảng thiết kế, lập trình FastAPI và Typer, cũng đã chia sẻ 1 trải nghiệm tương tự:
Hôm trước tôi cũng có thấy 1 bài đăng tuyển dụng như này: Họ yêu cầu ứng viên phải có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm với FastAPI. Phải tôi thì tôi chịu không dám ứng tuyển luôn, vì tôi mới có hơn 1,5 năm kinh nghiệm kể từ khi “đẻ” ra cái nền tảng này thôi. Có lẽ đã đến lúc chúng ta đánh giá lại quan điểm “số năm kinh nghiệm tương đương với trình độ kỹ năng” rồi. (ý là làm càng nhiều năm chưa chắc đã càng giỏi).
Bài đăng trên Twitter cá nhân của Ramírez đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, cùng với đó là những câu chuyện tuyển dụng dở khóc dở cười, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Rất nhiều vị trí lập trình viên iOS yêu cầu phải có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm việc với Swift. Sao họ có thể thản nhiên đưa ra yêu cầu như vậy khi Swift mới chỉ ra mắt vào năm 2014?
Cuối năm ngoái tôi từng “tạch” vòng phỏng vấn vì “không hiểu” các concept của 1 thư viện iOS. Nhưng điều mà nhà tuyển dụng không biết: Tôi chính là người đã viết ra thư viện ấy. Thành thực mà nói thì tôi cũng đã có 1 khoảng thời gian vui vẻ trong buổi phỏng vấn hôm đó.
Các nhà tuyển dụng hay vô lý kiểu này này: Kỹ năng cần thiết: Phải thành thạo mọi ngôn ngữ lập trình, kể cả những ngôn ngữ chưa ra đời; 99 năm kinh nghiệm; Sở hữu mọi chứng chỉ công nghệ; Phải từng làm việc cho NASA, từng lên mặt trăng 2 lần, lên Sao Hỏa 1 lần; Thái độ làm việc tích cực. Nhưng nói đến lương thì: Thực tập không lương, được uống cafe miễn phí.
Hồi năm 2012, chúng tôi từng phỏng vấn 1 anh designer 28 tuổi, tự nhận mình có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế website. Thế rồi tôi mới bảo “Tim Berners-Lee (người được xem là cha đẻ của world wide web) cũng không có nổi ngần ấy năm kinh nghiệm như anh đâu”. Anh ta chỉ hồn nhiên hỏi: “Ai là Tim Berners-Lee cơ?”. Thế đấy.
Theo TheRegister
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming