Mang tiếng "nhà làm điện thoại", nhưng Google lại phải dùng máy Samsung để phát triển phần mềm cho Pixel
Do chưa thể sản xuất điện thoại màn hình gập, các kỹ sư Google đã phải "dùng tạm" một chiếc smartphone của Samsung để phát triển phần mềm.
Hồi năm 2021, những thông tin rò rỉ ban đầu về Pixel Fold từng nhắc đến hai mẫu thử nội bộ của Google với tên mã "Passport" và "Jumbojack". Mới đây, chiếc máy "Jumbojack" đã gây bất ngờ khi xuất hiện trở lại trong một bài đăng rao bán online. Tuy nhiên, đây lại không phải là một chiếc máy do Google sản xuất, ít nhất là về mặt phần cứng.
Thiết bị này có vẻ như là một chiếc Samsung Galaxy Z Fold2, nhưng viền trên và dưới màn hình được làm dày hơn. Điều này khiến nó trông giống với Pixel Fold ra mắt hai năm sau, cũng có đặc điểm viền trên và dưới khá dày. Có thể thấy Google đã sớm hình dung về ngoại hình của điện thoại gập và đã điều chỉnh phần cứng của Samsung để phục vụ thử nghiệm.
Điểm thú vị là Jumbojack chạy Android 12L, phiên bản đặc biệt của Google dành cho thiết bị gập và màn hình lớn.
Nguồn tin không tiết lộ địa điểm rao bán chiếc smartphone "lai" giữa Galaxy Z Fold 2 và Pixel Fold này, nhưng khuyến cáo người dùng không nên mua. Google có khả năng khóa từ xa các thiết bị như vậy, và lựa chọn Pixel Fold chính hãng với Android 14 có lẽ là quyết định khôn ngoan hơn.
Đây là rò rỉ thứ hai về Pixel Fold trong vài ngày qua. Trong khi "Jumbojack" đưa chúng ta trở về quá khứ, thì một rò rỉ khác lại hé lộ về tương lai. Mới đây, một bức ảnh được cho là Pixel Fold 2 đã xuất hiện, cho thấy cụm camera thiết kế lại, màn hình phụ hẹp hơn và màn hình chính vuông vức hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn đang nóng lòng chờ Pixel Fold 2, có thể bạn sẽ phải đợi lâu hơn một chút. Tin đồn mới nhất cho rằng Google đã hoãn ra mắt thiết bị để tích hợp chip Tensor G4 mới hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"