Nghĩa trang Internet khổng lồ của nhân loại

    PV, Đức Toàn 

    Trong thời đại số ngày nay, nhu cầu bảo toàn lượng dữ liệu quý giá biến mất theo hàng trăm website chết đi mỗi ngày đang trở nên bức thiết.

    Mỗi ngày trên thế giới Internet có hàng trăm website dừng hoạt động, kéo theo lượng thông tin khổng lồ về cuộc sống đương đại của chúng ta. Theo số liệu thống kê, tới 44% lượng website biến mất khi vòng đời chưa tới 1 năm (năm 1998). Những cái chết bất ngờ đến với số website này chỉ trong vòng 44 – 75 ngày, một con số tương phản với những thông tin mà chúng chứa đựng.
     
    Trong thời đại số ngày nay, thông tin là yếu tố nắm giữ quyền lực vô hạn, chi phối toàn bộ hoạt động của nhân loại. Điều này làm nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu có cách nào để bảo toàn lượng thông tin mất đi khi một website “chết” hay không?
     
     
    Câu trả lời cho những người băn khoăn về điều này: Các website chết sẽ yên nghỉ tại một “nghĩa trang” đặc biệt dành riêng cho chúng, hang động Munižaba ở Croatia. Ý tưởng độc đáo này được các kĩ sư của David Garcia Studio nghĩ ra, phục vụ nhu cầu ngày càng lớn về lưu trữ nguồn dữ liệu quý giá khi các website đã đến ngày “hết đát”.
     
    Dù có mục tiêu giống như Hiệp hội Bảo tồn Internet Quốc tế, nhưng phương thức hoạt động của nhóm này tất nhiên sẽ không dựa trên các thiết bị lưu trữ số như ổ đĩa cứng bởi vòng đời ngắn đến kinh ngạc của chúng (theo đại diện David Garcia Studio), mà họ sẽ dùng…giấy. Thật vậy, các thành viên của đội sẽ chuyển đổi dữ liệu website sang giấy A4 pô-li cacbon đặc biệt có khả năng tồn tại hàng trăm năm.
     
     
    Một vấn đề đặt ra là lượng dữ liệu sau khi được chuyển đổi sẽ chiếm dụng một không gian khổng lồ. Lượng dữ liệu cư dân mạng sản sinh ra trong 15 phút tương đương với 29 triệu cuốn sách và 105 triệu bản thảo, đĩa video, băng ghi âm, bản đồ, ảnh,…Do vậy, các thành viên David Garcia Studio đã phải viện đến giải pháp gần như là tối ưu nhất cho việc bảo toàn kho thông tin nhân loại: hang động Munižaba.
     
     
    Hang động Munižaba tọa ở Crnopac (Croatia), rộng 6947m, sâu 437m dưới lòng đất. Với cấu tạo và địa hình đặc biệt, không chịu ảnh hưởng từ các hiện tượng thời tiết, Munižaba đã lọt vào mắt David Garcia Studio. Tại đây, các trang tài liệu sẽ được chọn lọc sắp xếp theo thứ tự thời gian và được chiếu sáng bằng một hệ thống đèn LED. Trong điều kiện này, dữ liệu sẽ được bảo toàn trong hàng trăm trắm đến thế hệ sau của chúng ta.
     
     

    NỔI BẬT TRANG CHỦ