Mark Zuckerber phủ nhận tin đồn từ chức, còn nói thêm rằng: "Trên đời làm gì có ai hoàn hảo?"
Mark Zuckerberg đã xây dựng Facebook từ phòng ký túc xá của Harvard. Giờ đây, sau 14 năm điều hành và trải qua vô số vụ bê bối, tỷ phú 33 tuổi này vẫn cam đoan rằng anh là người tốt nhất để điều hành Facebook.
Trong một cuộc họp báo vào hôm thứ tư, phóng viên từ tờ Financial Times, Hannah Kuckler đã hỏi: "Liệu hội đồng quản trị đã thảo luận xem anh có nên từ chức chủ tịch hay không?"
Zuckerberg đã trả lời với một giọng điệu tự mãn: "Tôi không biết là có chuyện đó."
Câu hỏi đặt ra sau vụ bê bối mới nhất của công ty, sau khi tin tức về vụ rò rỉ dữ liệu của 87 triệu người dùng với Cambridge Analytica bị bại lộ.
Zuckerberg đã liên tục thừa nhận rằng sự thông thoáng của mạng xã hội với các nhà phát triển là một sai lầm, và nhóm của anh đã phải đem đến nhiều thay đổi lớn cho nền tảng này để hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của các nhà phát triển và để cố gắng ngăn chặn một vụ Cambridge Analytica thứ hai. Facebook cũng đã tăng cường làm việc để kiềm chế tin tức giả mạo và ngăn chặn sự can thiệp của các phần tử bên ngoài vào cuộc bầu cử của Mỹ.
Nhưng khi được hỏi về việc ai sẽ phải giám sát những nỗ lực đó, Mark Zuckerber trả lời rằng chính anh nên là người đó. Bởi vì, theo Zuckerberg, việc xây dựng lên Facebook là rất khó, và chả ai hoàn hảo cả.
Alyssa Newcomb đã hỏi Zuckerberg: "Anh nghĩ anh là người tốt nhất để điều hành Facebook ư?"
Zuckerberg trả lời: "Khi bạn xây dựng một thứ gì đó như Facebook, một thứ mà chưa từng có tiền lệ trên thế giới, bạn sẽ gặp phải vấn đề.Tôi không nghĩ là có ai đó sẽ hoàn hảo cả. Tôi nghĩ rằng cuộc sống là về học hỏi từ những sai lầm và những thứ bạn cần để tiến lên phía trước."
Đúng là Zuckerberg không hoàn hảo thật. Khi được hỏi về ảnh hưởng của tin tức giả mạo trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, ngay sau khi có kết quả, Zuckerberg cho rằng đó là "một ý kiến điên rồ" khi nghĩ rằng Facebook có thể đã làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, vào thứ tư, khi một phóng viên BBC hỏi xem liệu Zuckerberg có đang coi vấn đề này một cách nghiêm túc hay không, anh đã thừa nhận rằng tuyên bố trước đây của mình là một sai lầm: "Tôi đã phạm sai lầm khi cho rằng tin tức giả mạo là điên rồ."
Sau vụ bê bối rò rỉ dữ liệu với Cambridge Analytica, Zuckerberg sẽ tập trung vào quyền riêng tư của người dùng hơn bao giờ hết. Anh sẽ đảm nhận trách nhiệm không để Facebook định hướng cách mà người dùng suy nghĩ, và không cho các phần tử xấu truy cập dữ liệu của người dùng khi không được phép. Nhìn chung, Zuckerberg muốn Facebook muốn làm được nhiều thứ một cách tốt hơn.
Anh chia sẻ: "Chúng tôi đã không làm đủ. Chúng tôi đã không tập trung đủ vào việc ngăn chặn lạm dụng, dù đó là tin tức giả mạo, về những can thiệp từ nước ngoài trong cuộc bầu cử, về những ngôn từ thù địch, hay quản lý các nhà phát triển và quyền riêng tư của dữ liệu. Chúng tôi đã không có được tầm nhìn đủ rộng, và đó là một sai sót lớn."
Từ những phát ngôn trước đó, và từ những gì mà Zuckerberg chia sẻ trong cuộc họp báo hôm thứ tư, có vẻ như Zuckerberg và đội ngũ của anh tại Facebook đã không đánh giá cao quy mô và ảnh hưởng của mạng xã hội này. Thay vào đó, nhóm của anh tập trung vào phát triển và kết nối con người, dù cho những công cụ đó có thể đang có những hoạt động bất chính.
Zuckerberg cho biết: "Kết nối mọi người là chưa đủ. Bạn phải chắc chắn rằng những kết nối đó mang tính tích cực và đem mọi người lại với nhau. Việc cung cấp cho mọi người một công cụ đăng nhập là chưa đủ. Chúng tôi cần phải đảm bảo rằng những nhà phát triển đó bảo vệ được thông tin."
Khi Zuckerberg nói rằng không ai hoàn hảo cả, anh cũng đang ám chỉ cả người dùng. Trong cuộc gọi, anh đã hai lần nhắc nhở rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng Facebook mà đó còn là do người dùng không hiểu biết rõ những thông tin mà họ chọn để chia sẻ cho hệ thống của Facebook và các ứng dụng khác.
Anh cho biết: "Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải giải thích các nguyên tắc mà dịch vụ cung cấp một cách tốt hơn. Đa số nội dung mà người ta biết về bạn là vì bạn đã chọn để chia sẻ trên trang cá nhân của bạn. Chúng tôi không bao giờ bán thông tin của bạn cả."
Tham khảo Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI