Mark Zuckerberg chia sẻ các chiến thuật bí mật để thâu tóm công ty thành công

    Tân Phan,  

    Anh đã dùng các chiến thuật khác nhau, từ "mềm" đến "cứng" để việc mua lại các công ty diễn ra nhanh chóng.

    Trong những tuần trước khi Mark Zuckerberg quyết định mua lại công ty Oculus với giá 2 tỉ USD, anh đã nhận được một tin nhắn từ CEO của Oculus, ông Brendan Iribe, với nội dung cho rằng Google cũng đang muốn ngỏ lời mua lại công ty.

    Sự việc tương tự xảy ra với việc mua lại WhatsApp vào năm 2014 với giá 19 tỉ USD. Trước 2 tuần khi cuộc thương thảo được hoàn thành, Google cũng đã đề nghị mua lại WhatsApp với giá hấp dẫn nhằm chiếm lấy ứng dụng nhắn tin từ tay Facebook.

    Tuy nhiên, Facebook đã chiếm trọn thành công cả Oculus và WhatsApp, khiến Google hụt mất cơ hội quý giá này 2 lần.

    Zuckerberg đã chia sẻ chiến thuật mua lại công ty khác tại phiên tòa xét xử ở Dallas vào hôm thứ 3 vừa rồi. Anh đến tham dự để khai báo sự việc Oculus bị hãng phát hàng game Zenimax kiện vì họ cho rằng Oculus đã vi phạm điều khoản bản quyền sở hữu trí tuệ.

    Sau đây là 4 chiến thuật mà Mark Zuckerberg đã sử dụng:

    1. Xây dựng mối quan hệ

    Mặc dù Facebook chỉ tiến hành việc thâu tóm Oculus chỉ trong vòng 1 tuần, Zuckerberg cho biết anh thường tiếp cận các công ty lớn bằng cách xây dựng mối quan hệ bạn bè với những người sáng lập hoặc làm chủ của công ty đó. "Việc xây dựng mối quan hệ đều xảy ra với cả 3 công ty Instagram, WhatsApp và Oculus". Zuckerberg cho biết.

    "Tôi đã xây dựng mối quan hệ trong nhiều năm liền với những người sáng lập/người có liên quan, ít nhất là trong trường hợp của Instagram và WhatsApp. Như vậy vào thời điểm chín mùi, chúng tôi đã có được tư tưởng và mối quan hệ chung, đây là điểm rất quan trọng trong nhiều thương vụ thâu tóm. Tôi nghĩ khi đó chúng tôi không còn là đối thủ, mà đã trở thành người cùng chí hướng và chính điều này là thứ rất quý giá mà các công ty khác khó mà có được", anh giải thích.

    2. Có cái nhìn chung

    Zuckerberg cho biết lý do anh có thể mua được Oculus với giá dưới 4 tỉ USD (Oculus đã muốn mức giá cao hơn như thế này) là vì anh đã chia sẻ cái nhìn về tương lai của Facebook và nó trùng khớp với những gì Oculus đang hướng đến.

    "Điều quan trọng nhất là các cái nhìn về tương lai phải khớp nhau, và cả 2 công ty đều phải phấn khích về tương lai làm việc chung với nhau ấy. Hoặc là họ sẽ xây dựng phần cứng và chúng tôi phát triển trải nghiệm người dùng, thế có tuyệt hơn so với chuyện làm việc một cách riêng rẽ không chứ!", Zuckerberg nói, "Nếu việc thâu tóm công ty sẽ xảy ra, nó không phải vì chúng tôi mua lại với giá cao, mặc dù mức giá chúng tôi đưa ra đều không thể chối từ. Đó là vì chúng tôi cho họ biết họ sẽ phát triển nếu làm việc cùng chúng tôi".

    3. Dùng chiến thuật "doạ nạt"

    Mặc dù Zuckerberg thường dùng chiến thuật thâu tóm công ty theo hướng rất hòa bình, nhưng anh cho biết đôi khi một chút "doạ dẫm" sẽ khiến các công ty nhỏ chấp nhận việc bị mua lại này. Anh cho biết: "Tôi không thường dùng cách này, nhưng đôi khi tôi phải giải thích cho công ty muốn mua lại các khó khăn mà họ sẽ đối mặt nếu không chịu hợp tác với chúng tôi".

     Evan Spiegel, CEO/nhà đồng sáng lập Snapchat.

    Evan Spiegel, CEO/nhà đồng sáng lập Snapchat.

    Hiện không rõ liệu Zuckerberg có dùng cách này với Evan Spiegel hay không. Spiegel là người đã từ chối đề nghị mua lại Snapchat giá 3 tỉ USD từ Facebook vài năm trước.

    4. Hành động thật nhanh

    Khi Zuckerberg được các cố vấn khuyên rằng việc mua lại Oculus quá nhanh sẽ mang lại nhiều rủi ro, tuy nhiên Zuckerberg đã cho rằng cứ tiến hành thật nhanh cho đến khi kí kết được văn bản mua bán chính thức. "Khi bạn đứng trước quyết định mua lại một công ty và nó có tiềm năng, bạn sẽ không có nhiều thời gian để đưa ra quyết định", Zuckerberg nói.

    Đây cũng là phương châm của Facebook: "Move fast and break things". Nó đã khiến Facebook nhiều lần đánh bại đối thủ của mình khi thâu tóm các công ty khác. Zuckerberg nói thêm về chiến thuật này:

    "Trong các thương vụ mua bán lớn với số tiền hàng tỉ, ví dụ Instagram hay WhatsApp, chúng tôi phải hành động thật nhanh vì các công ty lớn khác cũng muốn "nẫng tay trên" từ mình. Đồng thời, khi Facebook đưa ra một mức giá nào đó, công ty đối thủ cũng đưa ra giá cao hơn. Cho nên chúng tôi phải tiến hành nhanh để kí kết việc thâu tóm, đồng thời tiết kiệm chi phí vì để càng lâu thì họ càng có cơ hội đưa ra một mức giá cao hơn. Các công ty khác thường mất vài tuần để đưa ra quyết định quan trọng, nhưng một lợi thế lớn ở Facebook là chúng tôi có thể linh hoạt và đưa ra quyết định rất nhanh nếu cần. Chính điều đó đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của Facebook"

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ