Marvel vs Capcom 3 cuồng nhiệt như một show nhạc rock

    PV, Truật Xích 

    Nếu bạn lỡ nháy mắt một cái khi đang giao chiến, có thể bạn đã bỏ lỡ cả một chiêu thức.

    Street Fighter IV giống như Bản giao hưởng số 5 của Beethoven. Những kịch tính cao trào, những bước di chuyển tinh tế xen lẫn với những ngọn lửa rực cháy nhưng vẫn giữ nét truyền thống của riêng mình. Trong khi đó Marvel vs Capcom 3, ngược lại, là tác phẩm Chuyến bay của Ong nghệ do nhạc sĩ Rimsky Korsakov sáng tác. Tốc độ trong di chuyển và ra đòn đã tạo nên sự cuồng bạo trong tâm trí và những hành động mà chỉ cần lỡ nháy mắt một cái, bạn đã bỏ mất. Truyền thống ở đây không còn thuộc về Street Fighter nữa mà nó thuộc về truyện tranh.
     

    Trong lịch sử, dòng game Marvel vs Capcom vẫn được coi là series nhằm giúp các fan phương Tây giải trí chứ không chỉ đơn thuần nhắm vào game thủ châu Á. Và rõ ràng, nó cũng mang ý định đưa những chàng trai, cô gái của Capcom đến với những fan hâm mộ truyện tranh. Năm 2006, Yoshinori Ono thuyết phục được Capcom để cho ông thực hiện tựa Street Fighter mới. 

    Phối hợp cùng với Ryota Niitsuma, bộ đôi này đã gây thất vọng cho Capcom. Do đó, Niitsuma phải rời bỏ Street Fighter và bắt đầu thực hiện Tatsunoku vs Capcom trong khi Ono thực hiện Street Fighter IV. Và thành công của tựa game trên Wii, con đẻ của Niitsuma đã thực sự ấn tượng Capcom và họ muốn ông thực hiện Marvel vs Capcom.
     
     
    Không giống như 2 phiên bản trước đó, Marvel vs Capcom 3 đưa bạn trở lại cái gốc cơ bản của một tựa game “đánh đấm”. Chưa cần bàn đến đồ họa của game – vốn rất ấn tượng với phong cách thiết kế giả 3D chi tiết và ấn tượng – mà hãy nói đến gameplay. Một chiêu thức liên hòan đơn giản được bắt đầu từ những cấp độ thấp hơn, khi mà bạn phải tập làm quen với nó. 

    Đầu tiên ra một đòn nhẹ (Light) và sau đó, gần như bao giờ bạn cũng tiếp tục với một đòn cỡ vừa (Medium) và sau đó là nặng (Hard), kết thúc bằng một đòn đặc biệt (Special) đến khi nào đôi tay của bạn có khả năng thực hiện những bản giao hưởng trên “phím piano” đó một cách thành thạo thì đó là lúc bạn thực sự bắt đầu chinh phục tựa game. Tung kẻ thù lên trên không trung, nhảy về phía trúng và liên tục ra đòn khi còn đang rơi, thậm chí gọi thêm đồng đội đến “hội đồng” là một ví dụ về bản giao hưởng chiến đấu trong Marvel vs Capcom 3.
     
     
    Nhiều người cho rằng sự dễ dàng trong cách thực hiện combo đã khiến tựa game mất đi giá trị gốc của nó. Nhưng đó chỉ là khởi động, một khi bước chân vào những thử thách thực sự bạn sẽ nhận ra rằng game không hề thiếu đi chiều sâu của mình. Tùy vào mức độ mà bạn muốn khám phá mà game sẽ tự động trải rộng ra. Những chiêu thức liên hoàn trên không khi đối đầu Magneto, những cú kẹp cổ móc hàm với Storm, phối hợp liên hoàn phức tạp cả trên không trung và mặt đất với Akuma… tất cả đều mang lại những cảm nhận rất riêng. Thậm chí sau khi chơi game 1 tháng liền, bạn vẫn có thể tìm ra các chiêu thức mới lạ.
     
     
    Một điểm nhấn khác đó là sự tự do, ở bất kỳ thời điểm nào, gần như bất kỳ nhân vật nào cũng có thể thách đấu với phần còn lại. Điều này dẫn đến những trận đấu phối hợp bất tận (tổ hợp chập 3 của 36 nhân vật khác nhau), từ đó lại là nguồn mở của hàng loạt các phong cách chơi/đòn thế khác nhau. Một số nhân vật mạnh hơn bình thường thật đấy như Sentinel, Magneto hay Storm nhưng điều đó không ngăn cản “3 anh em siêu nhân” nhận đủ đòn đau khi đối đầu với những bộ 3 yếu hơn nhưng lại phối hợp nguy hiểm hơn. 

    Tóm lại, game thiên về phối hợp thay vì chỉ tập trung vào một nhân vật đơn thuần. Một trong những lý do khiến cho mỗi nhân vật đều có thể tham gia thành công vào một nhóm 3 người nào đó là vì lực sát thương trong game rất cao. Có những lúc chính người chơi phải “há hốc mồm” khi chứng kiến một nhân vật gục ngã dễ dàng chỉ trong 1 combo hay cả đội 3 người bị thổi bay trong 1 cái nháy mắt. Đó là sự trừng phạt, chỉ cần chủ quan bạn sẽ thua.
     
     
    Hệ thống mới trong gameplay, X-Factor đóng vai trò quan trọng trong tất cả những cuộc đối đầu. Bằng cách nhấn cả 4 nút tấn công một lúc, nhân vật của bạn sẽ trở thành màu đỏ, nhận được sức mạnh khủng khiếp. Mỗi nhân vật bạn sở hữu gục ngã sẽ khiến X-Factor tồn tại lâu hơn. Ví dụ nếu còn cả 3 nhân vật thì X-Factor sẽ chỉ kéo dài 10 giây nhưng nếu chỉ còn 1, nó sẽ tồn tại tới 30 giây. Hệ thống này, theo nhiều game thủ thì quá mạnh với một vài nhân vật, khiến cho họ trở thành một con quái vật thực sự so với những “người thường” khác.
     
    Bên cạnh gameplay chính với những màn chơi đơn/phối hợp đồng đội, game còn nhiều chế độ hấp dẫn khác. Ví dụ như phần tập luyện (Training Mode) với đủ các chương mục rèn luyện cho bạn trở thành một võ sĩ ảo thực thụ. Không chỉ thế, nó còn có thể tính được… độ lag của đối phương trong phần chơi mạng để từ đó đưa ra combo hợp lý.
     
    Nhiều game thủ gạo cội không thích Marvel vs Capcom 3 vì đơn giản theo họ, game đã mất đi “cái khó” và trở thành một tựa game casual nhiều hơn. Tuy vậy, nếu bạn muốn tìm đến một tựa game thật vui theo đúng nghĩa đen, cuồng nhiệt và tốc độ thì Marvel vs Capcom còn tuyệt vời hơn nhiều so với Street Fighter IV.