Mất 5 năm để người Nhật nghiên cứu thành công loại tẩy trong suốt, giờ bạn đã có thể biết mình đang xóa cái gì!
Ước gì có loại tẩy này hồi còn học Mỹ thuật ...
Đầu óc của người Nhật có thể nghĩ ra những thứ vượt khả năng dự đoán của người thường, nhưng chúng ta ngỡ ngàng thán phục là vì người Nhật có thể thực hiện được những thứ mà họ nghĩ ra. Những đột phá tới từ đất nước Mặt Trời mọc vẫn khiến chúng ta phải thổn thức, từ những bộ manga đi trước thời đại cả vài chục năm, những con robot tiên tiến cho tới … văn phòng phẩm.
Đây là cục tẩy trong suốt, cho phép bạn nhìn xem mình đang tẩy xóa cái gì. Một phát minh tưởng như đơn giản vô cùng nhưng để có được nó, người Nhật cũng phải mất nhiều năm nghiên cứu.
Ý tưởng/giấc mơ về tẩy trong suốt chẳng mới, chắc cũng phải có từ lúc chúng ta bắt đầu dùng tẩy đến giờ. Thế nhưng những cục gôm trong suốt đó luôn đi kèm vấn nạn nhức nhối: rách giấy. Cục tẩy "hiệu quả" đến mức ngoài xóa bay những gì viết trên giấy, nó còn … xóa cả tờ giấy luôn, để lại một lỗ nhỏ trên tờ giấy cũng như trong tâm hồn ta.
Và rồi cứu tinh tới, công ty Seed tới từ Nhật Bản đã sản xuất tẩy hơn 50 năm nay cố gắng phát triển một loại tẩy trong suốt mà vẫn đủ mềm mại để giữ cho tờ giấy trắng được vẹn nguyên.
Theo phát ngôn viên của Seed trả lời phỏng vấn đài FNN Prime, Seed đã mất 5 năm để nghiên cứu và phát triển thành công cục tẩy màu nhiệm này; vừa tẩy nét chì hiệu quả mà vừa cho phép người dùng thấy được mình đang tẩy cái gì. Họ cũng nói thêm rằng theo thời gian, bụi bẩn bám vào sẽ khiến tẩy mờ đục đi đôi chút, nhưng vẫn sẽ đủ trong để bạn có thể nhìn được nội dung được viết/vẽ trên giấy.
Với một sản phẩm đột phá, khiến họa sĩ khắp thế giới mừng vui khôn xiết, giá mỗi cục tẩy cũng phải chăng vô cùng: chỉ 32.500 VNĐ với tẩy to, khoảng hơn 20.000 VNĐ với tẩy loại nhỏ. Nếu bạn là một nghệ sĩ suốt ngày quẩn quanh với giấy và bút chì, hãy tính tới chuyện sắm cho mình bước đột phá của ngành mỹ thuật.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI