Trong số 1 tỷ thông tin đăng nhập bị rò rỉ, mật khẩu này xuất hiện tới 7 triệu lần.
Ata Hakçıl, một sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính, đã thực hiện một trong các nghiên cứu lớn nhất về mật khẩu. Hakçıl phân tích tên người dùng và mật khẩu bị lộ trên mạng sau các vụ tấn công vào nhiều doanh nghiệp khác nhau trong khoảng nửa thập kỷ.
Những dữ liệu này rất dễ tìm thấy trên Internet, trên website như GitHub hay GitLab, thậm chí được phát tán miễn phí trên diễn đàn tấn công mạng và cổng chia sẻ tập tin. Các hãng công nghệ như Google, Microsoft, Apple… cũng thu thập chúng để thiết lập hệ thống cảnh báo khi người dùng đặt mật khẩu yếu hay thông dụng.
Hakçıl làm điều tương tự khi tải về khoảng hơn 1 tỷ bộ thông tin đăng nhập (bao gồm tên người dùng và mật khẩu) bị lộ để nghiên cứu. Sinh viên người Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện chỉ có 168.919.919 mật khẩu được sử dụng, trong đó “123456” được dùng tới hơn 7 triệu lần, tỉ lệ 1/142. Như vậy, “123456” có thể xem là mật khẩu phổ biến nhất trong 5 năm qua.
Ngoài ra, độ dài mật khẩu trung bình là 9,48 ký tự, không tốt cũng không quá tệ. Chuyên gia an ninh mạng khuyên người dùng đặt mật khẩu dài nhất có thể, thường từ 16 tới 24 ký tự. Điều nghiêm trọng hơn là chỉ có 12% mật khẩu chứa ký tự đặc biệt.
Trong hầu như mọi trường hợp, người dùng chỉ chọn mật khẩu đơn giản bằng cách đặt toàn bằng chữ (29%) hoặc bằng số (13%). Điều đó đồng nghĩa khoảng 42% mật khẩu trong bộ dữ liệu có nguy cơ bị “tấn công từ điển” dễ dàng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android