Mắt sinh học đầu tiên trên thế giới ra đời, thắp sáng hy vọng cho hàng triệu người
Các nhà khoa học cho rằng con mắt phỏng sinh học của họ sẽ có thể phục hồi thị lực cho hàng triệu người trên thế giới. Và cũng sẽ tìm ra giải pháp cho những vấn đề liên quan đến Viêm võng mạc sắc tố và Thoái hóa điểm vàng.
Các nhà khoa học Úc đã sẵn sàng để bắt đầu thử nghiệm một con mắt phỏng sinh học hoàn thiện mới, có thể cấy ghép được. Họ hy vọng con mắt phỏng sinh học này không chỉ tăng cường thị lực của bệnh nhân, mà còn tốt hơn hẳn so với những thiết bị phục hồi thị lực hiện nay.
Phoenix99 – được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học tại Đại học New South Wales – là một con mắt cấy ghép hoàn thiện với công nghệ kích thích thần kinh đầu tiên trên thế giới. Nó đã được kiểm tra và thể hiện thành công bởi một nhóm chuyên gia phẫu thuật trong giai đoạn tiền lâm sàng. Thiết bị này đã nhận được một khoản đầu tư rất lớn giúp cho các nhà khoa học có thể đưa công việc của họ lên một mức độ cao hơn – cấy ghép trên con người.
Greg Suaning – một trong những nhà sáng chế - nói rằng họ thực sự rất hứng khởi khi lần thử nghiệm đầu tiên đã rất thành công và cho thấy công nghệ của họ thực sự hoạt động.
“Chúng rôi rất hào hứng bởi lần thử đầu tiên bởi nó đã chứng minh công nghệ này cũng như phương pháp thực hiện đã đúng hướng. Bệnh nhân sẽ được ‘học’ để sử dụng nó, cũng giống như cách mà một người được cấy ghép một ốc tai ‘học’ cách nghe những xung điện” trích lời Greg Suaning.
Các nhà khoa học tại Đại học New South Wales đã nghiên cứu công nghệ mắt phỏng sinh học từ năm 1997, với mục tiêu khôi phục thị giác của những người mắc chứng Viêm võng mạc sắc tố - một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến mù lòa ở người trẻ tuổi – và chứng Thoái hóa điểm vàng.
Có tới 2 triệu người trên thế giới đang chịu ảnh hưởng của Viêm võng mạc sắc tố. Tình trạng thoái hóa có thể được phát hiện ra khi bệnh nhân mới chỉ 30 tuổi. Dần dần, nó sẽ dẫn đến mù hoàn toàn trong vòng 10 năm. Quá trình thoái hóa chỉ bị chậm lại nếu có can thiệp của thuốc, nó không thể quay ngược lại. Hơn nữa, các phương thuốc chỉ có tại những nước phát triển và cũng cực kì đắt đỏ.
Một trong những cách hiện đại nhất để phục hồi thị lực cho những người mắc chứng Viêm võng mạc sắc tố là sử dụng thị lực phỏng sinh học. Vào năm 2012, một nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với một thiết bị mẫu cấy ghép một phần trên ba bệnh nhân Viêm võng mạc sắc tố. Thiết bị này làm từ 24 mảng điện cực với một vài thiết bị đi kèm giúp cho bệnh nhân có thể nhìn thấy những điểm sáng với tên gọi Phosphenes. Một camera đặc biệt trên thiết bị sẽ giúp người dùng có thể cảm nhận được khoảng cách. Phosphenes sẽ sáng hơn khi tĩnh vật đến gần hơn.
Phoenix99, đã sẵn sàng đễ thử nghiệm cấy ghép hoàn toàn, tương phản hoàn toàn với những thiết bị tiền nhiệm. Đây chính là lí do khiên ta hy vọng nó có thể đem lại thị lực tốt hơn cho người dùng.
Nigel Lowell – đồng sáng chế - mong muốn Phoenix99 sẽ được cấy ghép lên 12 bệnh nhân trong vòng hai năm tới. Toàn bộ quá trình cấy ghép sẽ diễn ra trong khoảng 2-3 giờ. Sẽ có một đĩa nhỏ được đặt phía sau tai để truyền dữ liệu và năng lượng cho thiết bị.
Người dùng cũng sẽ đeo một cặp kính, với một camera đặc biệt. Camera này sẽ ghi lại những hình ảnh mà tạo ra các kích thích của tế bào thần kinh trong võng mạc của bệnh nhân, và gửi tín hiệu tới vỏ não thị giác.
Các nhà khoa học cho rằng con mắt phỏng sinh học của họ sẽ có thể phục hồi thị lực cho hàng triệu người trên thế giới. Và cũng sẽ tìm ra giải pháp cho những vấn đề liên quan đến Viêm võng mạc sắc tố và Thoái hóa điểm vàng.
Hội đồng nghiên cứu y học và sức khỏe quốc gia (NHMRC) vừa mới tài trợ 1,1 triệu đô Úc cho dự án. Nhưng các nhà khoa học nói rằng họ sẽ phải cần thêm 10 triệu đô nữa đễ con mắt này của họ có thể chạm tới những phương pháp trị liệu chủ đạo trong vòng 5 năm tới.
Nếu đúng như những gì họ nói, điều này sẽ giúp cho cuộc sống của 200 triệu người trên toàn thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Hulu Mag.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"