Mặt trái của MXH lộ rõ sau vụ khủng bố ở Boston

    PV,  

    Mạng xã hội có thể truyền đi thông tin cực kỳ nhanh chóng, nhưng cũng sẽ khiến cho tin thất thiệt lan nhanh.

    Sau sự kiện nổ bom khủng bố đẫm máu tại giải Marathon ở Boston, Mỹ, Twitter một lần nữa chứng tỏ là công cụ hàng đầu được lựa chọn không chỉ bởi người dùng mà còn cả nhà chức trách trong việc nắm bắt thông tin và truyền đi thông điệp. Tuy nhiên mọi việc không đơn giản chỉ có như vậy. 


    Mặt trái của MXH lộ rõ sau vụ khủng bố ở Boston 1


     Cập nhật:  Đã có những người   lợi dụng Twitter tìm cách kiếm tiền  bằng cách kêu gọi quyên góp ủng hộ các nạn nhân của vụ đánh bom khủng bố ở Boston. 


     Không lâu sau vụ nổ bom khủng bố giải Marathon ở Boston, nhiều người đã nhận ra Twitter là công cụ tuyệt vời để theo dõi các sự kiện theo thời gian thực, tuy nhiên họ cũng phát hiện nhiều vấn đề tệ hại khác. Có khá nhiều tin tức thất thiệt lan truyền chóng mặt, tương tự như vụ siêu bão Sandy hay vụ xả súng trường học tại Connecticut. Nhưng tài khoản Twitter không được kiểm chứng tung tin như vậy có được coi là một nguồn tin? Twitter có cần thiết phải mạnh tay lọc bỏ những thông tin kiểu như vậy trong những sự kiện nhậy cảm và ưu tiên hơn cho những tin tức được xác minh không? Mathew Ingram, biên tập viên của Paidcontent cho rằng câu trả lời cho cả 2 câu hỏi trên đều là: Không. 


    Mặt trái của MXH lộ rõ sau vụ khủng bố ở Boston 2


     Erik Wemple của tờ Washington Post đã chỉ ra một vài trường hợp Twitter cũng giống như một thanh tra viên tin tức khi có khá nhiều người tỏ ra thận trọng trong việc tweet và retweet chi tiết về vụ nổ. Việc này chỉ ra vấn đề của Twitter khỉ đóng vai trò phương tiện truyền tin, đó là trong các sự kiện nghiêm trọng như thế này, sẽ không có ai có khả năng cũng như đủ nhân lực để xác minh tất cả thông tin. Liệu có quá sớm để suy đoán về kẻ chủ mưu hay con số chi tiết về số người bị thương? Nguồn nào là đáng tin cậy, nguồn nào không khi phát tán lại tin? Liệu mọi thứ đã được xác nhận? Có ổn không khi phát tán những video hay hình ảnh ghê rợn? 


    Báo chí đưa tin thời gian thực và những sai phạm 


    Mặt trái của MXH lộ rõ sau vụ khủng bố ở Boston 3


     Các thách thức kể trên cũng giống như những thách thức mà CNN gặp phải khi đưa các tin tức nóng hổi, nhưng sự khác biệt là CNN có một đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp kỳ cựu để ra quyết định trong việc lựa chọn nguồn tin nào đáng tin tưởng. Tất nhiên đôi khi CNN cũng sai phạm. Twitter thì lại quá đơn giản và người dùng dễ dàng truyền đi thông điệp chỉ bằng 1 cú click chuột. 


     Nhiều người không nghi ngờ gì việc Twitter hiện nay là công cụ tuyệt vời nhất trong việc truyền tin tức nóng hổi giống như hồi điện tín mới ra đời. Thật không may nó cũng là một công cụ tốt cho việc phát tán thông tin thất thiệt. Cách mà tin tức hoạt động ngày nay đó là tin tức sẽ đến với người nào quan tâm và ai cũng có khả năng tái xuất bản tin tức để đưa nó đi xa hơn. 


    Sẽ rất ổn nếu Twitter có thể xác minh nguồn tin và ưu tiên các thông tin được xác nhận. Một giải pháp đơn giản đó là lọc bớt những người không ở gần khu vực xẩy ra sự kiện dựa trên các thông tin địa lý, hoặc một vài phương án xác định độ tin cậy giống các dịch vụ của bên thứ ba như Sulia hay Storyful đã làm. Tuy nhiên liệu Twitter có phải là đơn vị phải chịu trách nhiệm gì ở đây không? 


    Việc xác minh là việc của nhà báo? 


     Tại sao Youtube không bao giờ bị kêu gọi xác minh nguồn của các video được gửi đi từ Syria, Ai Cập? Hay Google News sắp xếp tin theo độ uy tín? Câu trả lời đơn giản là những dịch vụ như Twitter, Youtube, Google News chỉ là những cỗ máy truyền tin, giống những đường dây điện tín vậy. Việc bắt các dịch vụ này xác minh mọi nguồn thông tin chẳng khác gì bắt AT&T nghe lén tất cả mọi người để xem ai là khủng bố. 


     Thay vì lệ thuộc vào các công cụ truyền tin, có thể giải pháp cho vấn đề này vẫn là dựa vào các nhà báo, những đơn vị truyền thông chuyên nghiệp, kể cả các nhà báo không chuyên, trong việc lọc thông tin trong thời gian thực. Twitter sẽ biến thành một nguồn tin khổng lồ được cung cấp bởi đám đông, nhưng những bàn tay chuyên nghiệp sẽ góp phần lọc bớt thông tin nhiễu loạn. Twitter nếu có tính năng và cơ chế hợp lý, dịch vụ này cũng sẽ có khả năng tự làm sạch nội dung nhờ chính cộng đồng, tuy nhiên việc này cũng không hề đơn giản. 


     Đúng là mọi thứ thật hỗn loạn ngày nay, nhưng đó cũng là đặc điểm tự nhiên của xã hội khi bùng nổ thông tin. Truyền thông kiểu cũ trước đây không có nhiều thứ được thực hiện công khai nhưng có lẽ vẫn tốt hơn khi kiểm chứng tính chân thật ở nơi công cộng thay vì trong những căn phòng đóng kín.  


    Theo Paidcontent
    Pandora.vn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày