Mất việc văn phòng vì COVID-19, anh chàng này trở thành nhiếp ảnh gia triển vọng cho 2 tờ báo New York Times và Washington Post
Một cánh cửa đóng lại, những cơ hội khác lại mở ra cho những người có tài năng!
Đầu năm 2020, anh Cornell Watson có công việc 'làm công ăn lương' như bao người khác tại phòng nhân sự của một công ty. Nhưng đến cuối năm, anh trở thành một nhiếp ảnh gia đầy tiềm năng của cả 2 tờ báo New York Times và Washington Post, với những dự án ảnh nhận được mức tiền hỗ trợ lên tới 20.000 USD.
Tai nạn ở bàn ăn tối
Anh Watson chia sẻ với Petapixel: "Tôi bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh vào khoảng 2 năm rưỡi về trước, sau khi con gái tôi chào đời. Tôi muốn ghi lại cuộc sống của mình sau khi trở thành một người cha". Anh chụp ảnh những đứa con và bạn bè của mình, sau đó là những người hàng xóm xung quanh.
"Tôi làm công việc tuyển dụng cho phòng nhân sự trong suốt 8 năm sau khi tốt nghiệp trường đại học North Carolina A&T. Nhiếp ảnh trước đây chỉ là 1 công việc bán thời gian, cho tới khi tôi bị cho nghỉ việc vào ngày 10 tháng 6 năm 2020, đó là một ngày thứ 6."
Một người theo dõi trang Instagram của anh làm việc tại tạp chí Durham tại vùng North Carolina và giới thiệu anh tới làm việc tại đây.
Dây giày
"Ngay ngày thứ 2 tuần sau, tôi tới phỏng vấn tại tạp chí Durham và trở thành nhiếp ảnh gia từ đó."
Anh Watson nhận nhiệm vụ đầu tiên của mình là tới chụp ảnh nghệ sĩ hoạt hình Keith Knight cùng gia đình của anh ấy. Anh Knight là đạo diễn của bộ phim hài "Woke" của Hulu.
Gánh nặng
"Chúng tôi đã có một cuộc gặp mặt rất vui vẻ, và khoảng 3 tuần sau anh ấy gọi lại cho tôi để tiếp tục chụp ảnh cho 1 bài phóng sự của tờ The Washington Post. Đó là lần đầu tiên tôi chụp ảnh cho họ."
Cũng trong thời điểm này, anh hoàn thành "Phía sau chiếc mặt nạ" - một dự án ảnh mà anh gửi tới cho Kenneth Dickerman - một biên tập viên anh tại The Washington Post và sau này tờ báo này cũng đăng tải nó.
Những cậu bé nhà Dunbar
"Phía sau chiếc mặt nạ không chỉ là tập hợp của những bức ảnh và câu chữ gây ấn tượng, đây còn là 1 dự án mang tính thời đại. Nó nhắc nhở rằng đôi lúc tôi phải im lặng để lắng nghe những con người mà lâu nay không có tiếng nói." - anh Dickerman nói.
35
Đuối nước
Đây là phần tóm tắt nội dung của dự án ảnh Phía sau chiếc mặt nạ:
"Những bức ảnh này để dành tặng tổ tiên của tôi, những người phải mỉm cười khi mà họ không cảm thấy vui, phải cười thành tiếng mặc dù chả có gì đáng để cười và phải khóc khi mà họ không cảm thấy buồn, đơn giản vì họ muốn được sống ngày hôm nay,
Nó để tưởng nhớ những lúc chúng tôi phải cắt hoặc duỗi thẳng tóc để có thể "hòa mình vào cộng đồng". Dành cho những lúc chúng tôi phải cố cười khi người quản lý cho chúng tôi xem những bức ảnh họ bôi đen mặt của mình để chế nhạo những người da màu... Cho những lúc chúng tôi phải thay đổi giọng nói, ảnh đại diện mạng xã hội để có thể đặt phòng khách sạn, đặt hàng. Cho những lúc chúng tôi phải tự dặn mình phải mạnh mẽ khi đang phải gồng mình dưới sức nặng của phân biệt chủng tộc. Đó chính là những lúc chúng tôi phải đeo mặt nạ."
Keith Knight
Verona Middleton-Jeter tưởng nhớ công chúa Diana
Chân dung bản thân chụp bằng phim
Tựa đề của bộ ảnh lấy ý tưởng từ bài thơ "Chúng ta đeo mặt nạ" của tác giả Paul Lawerence Dunbar. Đa phần ảnh được chụp đen trắng. "Tôi rất thích ảnh đen trắng và cho rằng nó giúp người dùng cảm nhận được rõ hơn cảm xúc mà bức ảnh đem tới."
Với bộ ảnh Phía sau chiếc mặt nạ, anh Watson nhận được khoản tiền hỗ trợ lên tới 20.000 USD từ quỹ The Alexia đến từ Trường truyền thông cộng đồng S.I. Newhouse thuộc Đại học Syracuse ở New York.
Dành cho Reg Campbell
Gena Marie - Nữ công trên không da màu
Weldon
"The Alexia là quỹ dành cho những bộ ảnh phóng sự phản ánh những bất công của cộng đồng, tôn trọng lịch sử và để chúng ta hiểu được rằng những sự khác biệt về văn hóa sẽ có thể trở thành sức mạnh của loài người chứ không phải điểm yếu."
Không đề
Vỏ trứng
Nỗi buồn của những người sống sót
Anh Watson sử dụng máy ảnh Fujifilm X-T3 và những sản phẩm chiếu sáng từ Godox. Anh chụp RAW và chỉnh sửa bằng Adobe Lightroom. "Sau khi làm quen thì quá trình hậu kỳ của tôi ngày càng nhanh hơn, nhưng cũng vẫn tốn khá nhiều thời gian."
Những bức ảnh của anh lọt vào mắt xanh của New York Times, và anh được họ mời thực hiện bộ ảnh mang tên "Cách mà những phụ huynh da màu chống chọi với 2020."
Để nói về sự khác nhau giữa các bộ ảnh dành cho tạp chí vùng và báo quốc gia, anh chia sẻ: "Với tạp chí, câu chuyện thường kể về những thứ đẹp của thành phố khiến thu hút khách tham quan, đều là những câu chuyện tạo cảm giác vui vẻ cho người đọc. Những câu chuyện đăng tải trên NYT và WaPo thì không phải lúc nào cũng vậy, có cả những bài báo có thể thay đổi cách nhìn của người đọc. Đây có lẽ là những nội dung có ý nghĩa hơn."
"Trong 2 năm vừa qua tôi vẫn cho rằng mình đang luyện tập tay về nhiếp ảnh. Tôi đã tham gia 2 khóa học nhiếp ảnh của "Tường thuật gia đình". Nội dung rất đa dạng từ phóng sự, biên tập tới nhiếp ảnh thương mại. Tôi cũng tham gia rất nhiều khóa học về chỉnh sửa, chiếu sáng, viết... Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm về biên tập báo nhưng tôi cũng đã có đôi chút chuẩn bị."
Tiến sĩ Jason Willimas
Nhiếp ảnh gia Cornell Watson
"Chiếu sáng sẽ là điều mà tôi muốn trau dồi nhiều năm trong năm nay. Và sau đó là kỹ năng viết, vì chữ viết dường như giúp cho các bức ảnh chụp có thêm chiều sâu. Tôi có rất nhiều điều muốn nói, và việc có thêm kỹ năng đưa nó vào trang giấy là 1 kỹ năng tôi cảm thấy là rất cần có. Mục tiêu cho tương lai của tôi là dành nhiều thời gian hơn cho việc lên kế hoạch, tạo ý tưởng mới và thực hiện chúng. Tiền hỗ trợ từ The Alexia sẽ giúp ích cho sự nghiệp của tôi rất nhiều, vì nó giúp tôi không phải đi kiếm một công việc ổn định như những gì mà tôi phải làm vào năm ngoái."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời