Có lẽ cụm từ "in 3D" đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người, nhưng "in 2.5D" thì sao? Điều này nghe có vẻ bất thường, tuy nhiên, nó sắp trở thành một công nghệ tiên tiến mới cho tất cả những nhà thiết kế công nghiệp ngày nay. Sở hữu công nghệ này chính là chiếc máy in Mofrel 2.5D của Casio.
- Hãy nhìn chiếc đồng hồ điện tử Casio cũ kỹ được độ lại chẳng khác gì smartwatch này chất đến thế nào
- Casio tung mẫu đồng hồ mới mê hoặc tín đồ G-Shock
- Casio giới thiệu camera hành động EX-FR200 quay video 360°
- Triết lý kinh doanh tập trung vào 1 chữ duy nhất đã giúp thương hiệu đồng hồ Casio sống khỏe suốt 30 năm qua
Tại CEATEC (Triển lãm Điện tử tiêu dùng), hãng Casio đã giới thiệu cộng nghệ in Mofrel. Kỹ thuật của chiếc máy in phun 16 triệu màu này có khả năng thể hiện một loạt các họa tiết nổi trên những tấm trang trí thông thường.
Máy in 2.5D mới của Casio.
Các mẫu in được thể hiện một cách hết sức thuyết phục, đó là những bề mặt giả chất liệu vải và da. Công nghệ in này sẽ cho ra những sản phẩm in vô cùng tinh xảo, cụ thể là làm giả đường khâu, thêu một cách đồng đều và chi tiết. Ngoài ra, chiếc máy in 2.5D này còn có thể làm giả vật liệu cứng như gỗ, đá, gạch hay gốm khi in, mặc dù một số chất liệu như thế này sẽ cần thêm một lớp phủ cứng hoặc bóng để trông sinh động hơn.
Bí mật đằng sau thủ thuật này nằm ở "những tấm giấy in kỹ thuật số" của Casio. Chúng có vẻ dày hơn bình thường một chút, nhưng thực tế, những tấm giấy in này chứa một lớp bột vi lượng giữa lớp phun mực và tấm giấy hoặc bề mặt PET. Mỗi hạt bột gồm một lớp hydrocacbon lỏng, được phủ nhựa nhiệt dẻo (acrylonitrile). Phức hợp này sẽ nở ra khi tiếp xúc với nhiệt. Khi tắt nhiệt, cấu trúc in sẽ dần được hình thành một cách bền vững. Và đó là cách mà một bản in "nhái" được tạo ra.
Chiếc máy in 2.5D của Casio với nhiều khả năng siêu phàm như làm giả chất liệu vải, da, thậm chí cả gỗ, gốm vv…
Để việc hình thành cấu trúc bản in diễn ra tốt hơn, trước tiên, cấu trúc hình mẫu sẽ được in trên phần đầu của tấm phim siêu mỏng, sử dụng các hạt carbon. Sau đó, các hạt hấp thụ hồng ngoại này sẽ tập trung nhiệt vào những vùng cần in của lớp bột vi mô trên giấy in. Theo giám đốc điều hành Phòng kỹ thuật số của Casio, Hideaki Terada, độ dày tốt đa của tấm kỹ thuật này, hiện tại, được giới hạn ở mức 1.7 mm để đảm bảo cho tính ổn định. Độ dày từ 2 mm đến 2.5 mm có thể khiến việc in ấn gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Sau đó, ta bóc lớp vỏ phim ban đầu ra để màu sắc được hiện lên trên bề mặt của chất liệu, đây cũng chính là lớp màu phun.
Đây là cách mà Mofrel 2.5D tạo ra những đường nét in tinh xảo, chân thật.
Toàn bộ quá trình này mất khoảng từ 3-5 phút cho một "tờ sản phẩm in kỹ thuật số" một mặt, khổ A4, và mỗi tấm có giá khoảng 10 USD (khoảng 227 nghìn đồng). Giá thành như vậy có vẻ hơi "chát" so với việc in trên những tờ giấy thông thường. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận về sự tinh xảo của những đường in mà công nghệ này mô phỏng trên tấm giấy có cấu tạo đặc biệt, 10 USD thực sự là một cái giá không thể rẻ hơn. Đồng thời, việc in ấn cũng trở nên nhanh gọn hơn nhiều so với việc tạo ra mẫu bằng vật liệu thực. Đây được xem như giấc mơ trở thành hiện thực của mọi loại thiết kế. Máy in cũng hỗ trợ in trên khổ A3, và bạn có thể in cả 2 mặt trên khổ A3 và A4. Tuy nhiên, giá in 2 mặt cho từng khổ giấy vẫn chưa được biết.
Sản phẩm giả in tinh xảo mà từ chiếc máy in này cho người dùng cảm giác chân thực.
Đối với máy in Mofrel, giá của nó hiện tại rơi vào khoảng 5 triệu Yen, tức 44.400 USD (hơn 1 tỷ đồng). Sản phẩm sẽ được lên kệ như một giải pháp B2B (Business To Business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau) vào năm sau. Điều này có thể cho thấy rằng, một số nhà sản xuất xe hơi hàng đầu, cũng như các công ty điện tử đã sớm tiếp cận với Mofrel và có thể đang sử dụng nó để nghiên cứu, phát triển sản phẩm của mình.
Mọi thứ vẫn đang thuận lợi và chưa có lời than phiền nào rằng mức giá này là quá đắt so với những gì mong đợi. Tuy nhiên, Terada cũng tiết lộ rằng, đội ngũ của ông đã tạo ra được một phiên bản cho người tiêu dùng. Dù vậy, chúng ta vẫn phải đợi 1 năm rưỡi nữa cho đến thời điểm sản phẩm ra mắt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"