Máy quay nhanh nhất Thế giới lập kỷ lục với khả năng ghi nghìn tỷ khung hình trên giây
Bắt được cả đường đi của ánh sáng!
- Vì sao nút 'F' và 'J' trên bàn phím lại có đường lằn ngang? Giải đáp từ chuyên gia sẽ giúp hội công sở mở mang tầm mắt!
- Microsoft quyết “khô máu” với đối thủ: Rình xem PlayStation 5 giá bao nhiêu rồi bán Xbox rẻ hơn, thua lỗ cũng không thành vấn đề
- Bộ quà đẳng cấp tặng kèm OPPO Reno3: Loa bluetooth sành điệu, ốp lưng bản giới hạn
Một nhóm các nhà khoa học tại Caltech mới đây đã phát triển thành công một chiếc máy quay có thể ghi được 70 nghìn tỷ khung hình trên một giây, vượt mặt một cách hoàn toàn kỉ lục Thế giới trước đây là 10 nghìn tỷ khung hình trên giây, cũng được xác lập bởi chính Caltech.

Loại máy quay mới sử dụng công nghệ "Chụp ảnh quang phổ nén tốc độ cao", một phiên bản mới của công nghệ "Chụp ảnh nén tốc độ cao" đã được sử dụng trong sản phẩm trước đó. Công nghệ này được nhà khoa học Lihong Wang cùng cộng sự tạo ra, có khả năng phát ra những xung laser tốc độ cao phát tới sự vật, sau đó sẽ được 'bắt' lại bởi cảm biến máy quay.
Trong ảnh GIF dưới đây, ta có thể thấy khả năng của công nghệ quay độc đáo này, với loại máy quay cũ thu hình ảnh bên phải và máy quay mới thu hình ảnh trái. Mỗi xung laser được chiếu tới dòng chữ 'Caltech' chỉ kéo dài trong 0.0000000000015 giây.

Làm một phép toán ngắn, tốc độ di chuyển của ánh sáng là 300 tỷ milimet trên một giây, với tốc độ quay 70 nghìn tỷ khung hình / giây thì chiếc máy quay này có thể ghi được 233.3 khung hình mỗi milimet di chuyển của ánh sáng, thật ấn tượng!
Có lẽ ai cũng đoán được, công nghệ quay tốc độ cao sẽ không được áp dụng vào thực tế vì ít ai phải quay những thứ di chuyển nhanh đến mức đó. Thay vào đó, nó sẽ được áp dụng vào khoa học: quay những quá trình phản ứng hạt nhân xảy ra trong tích tắc, sự phân rã của nguyên tử hay đường di chuyển của ánh sáng như thí nghiệm ở trên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Dù mất từ năm 1955, nhưng cả thế giới công nghệ hiện đại vẫn đang vận hành dựa trên những điều mà Albert Einstein từng nghĩ ra!
Ngày 18 tháng 4 năm 1955, tại bệnh viện Princeton ở tiểu bang New Jersey (Hoa Kỳ), Albert Einstein – nhà vật lý vĩ đại nhất của thế kỷ 20 – trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76.
Trải nghiệm MacBook Air M4: chiếc Air mạnh nhất và có thể là laptop đáng mua nhất của Apple hiện nay