Máy tính siêu nhỏ Samsung Artik 10, đối thủ xứng tầm Raspberry Pi 3 sẽ bắt đầu được giao bán vào tháng 5
Thực sự có nhiều điểm vượt trội so với Raspberry Pi 3, đáng tiết Artik 10 lại dựa trên con chip CPU ARM 32-bit cũ kỹ.
Bo mạch Artik 10 lần đầu được thông báo vào năm trước có khả năng thay thế một chiếc máy tính cá nhân nếu bạn là kẻ ưa mày mò. Đồng thời bộ bo mạch có thể được lắp vào các thiết bị thông minh như những chiếc Drone, robot. Và cũng như Raspberry Pi, toàn bộ các linh kiện của nó được dồn vào một bản mạch nhỏ gọn.
Dù chưa thông báo giá, Artik 10 có lẽ sẽ đắt hơn bo mạch Raspberry Pi 3 với giá 35 USD (khoảng 780.000 đồng) và thậm chí là có giá cao hơn chiếc Artik 5 có giá 99,9 USD (tầm 2.200.000 đồng).
Bản mạch Artik 10 dành cho giới phát triển có thể sử dụng thay một chiếc PC hoặc sử dụng để chế tạo ra các thiết bị Drone bay, robot v.v...
Dù Samsung đã lựa chọn những thế hệ chip mới trên nền 64-bit cho các dòng Smartphone của mình, hãng lại lựa chọn vi xử lý nền 32-bit cũ kỹ cho Artik 10. Dù vậy với 8 lõi, bo mạch mới này vẫn có khả năng xử lý tương đối cao. 4 lõi trong đó là mẫu CPU Cortex-A15 mạnh mẽ sử dụng cho những tác vụ đòi hỏi nhiều sức mạnh phần cứng hơn. Nửa số lõi còn lại thuộc thế hệ Cortex-A7 ít tốn điện và đồng thời có hiệu suất hoạt động nhỏ hơn phù hợp với ứng dụng nhẹ.
Vi xử lý đồ họa của Artik 10 cúng mạnh hơn đáng kể đối thủ Raspberry Pi 3. Mali T628 MP6 có khả năng trình chiếu phim HD với 120 khung hình trên giây trong khi Raspberry Pi 3 tối đa chỉ có thể "kham" nổi phim HD với số khung hình 60 trên giây.
Artik 10 tiếp tục áp đảo với dung lượng flash lến đến 16 GB và 2GB cho RAM LPDDR3. Không những thế Artik 10 có sẵn một số cổng USB tiện dụng.
Khả năng tích hợp và kết nối với cảm biến ngoại, camera, màn hình và các thiết bị khác là một điều quyết định rất hợp lý từ Samsung. Những chức năng nổi trội khác bao gồm tốc độ Wi-Fi 802.11b/g/n, kết nối Bluetooth và đặc biệt là Zigbee (Raspberry Pi 3 không bao gồm chức năng này). Artik 10 chứa trong mình các cổng kết nối GPIO, UART, I2S, I2C và SPI.
Với Artik 10, Samsung 10 mong rằng mình có thể thâu tóm thị trường "kết nối mọi thứ với Internet" đang phát triển mạnh hiện này. Theo dự đoán khoảng 6,4 tỷ thiết bị sẽ được kết nối trên thế giới vào năm 2016, và con số này sẽ đạt đến 20,8 tỷ vào năm 2020. Samsung mong muốn các hãng sản xuất sử dụng RAM, CPU và các linh kiện họ sản xuất để tạo ra những linh kiện ấy.
Ngoài những thiết bị điện tử hiển nhiên này ra, Samsung cũng đã vạch ra kế hoạch trang bị kết nối Internet cho những thiết bị thường ngay trong nhà riêng của khách hàng mình. Bo mạch Artik sẽ giúp những người có sở thích phát triển linh kiện điện tử thử nghiệm bước đầu việc tích hợp Internet vào những vật dụng quen thuộc như tủ lạnh, máy giạt, đèn điện, lò nướng. Curt Sasaki, phó chủ tịch phòng hệ sinh thái tại Samsung cho biết kế hoạch này sẽ được triển khai vào năm tới.
Các bo mạch Artik sẽ kết nối trực tiếp với dịch vụ điện toán đám mây Artik Cloud. Dịch vụ này giúp các thiết bị khác nhau có thể liên lạc và trao đổi thông tin với nhau. Artik Cloud có thể được sử dụng vào việc hố trợ chức năng bảo mật, sức khỏe cho đến những thao tác phức tạp hơn để quản lý một ngôi nhà hay hệ thống tự động hóa trong các ngành sản xuất.
Năm ngoái Samsung đã thông báo về một bản mạch nhỏ hơn nữa mang tên Artik 1, tuy vậy dòng sản phẩm này sẽ chỉ được giao bán cho các nhà máy có nhu cầu sản xuất trực tiếp ra sản phẩm, ví dụ như các hệ thống đèn thông minh.
Samsung sẽ chính thức tung ra chiếc Artic 10 gồm 8 lõi vào tháng 5 năm 2016.
Tham khảo PCWorld
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?