Meta tự giải mã thuật toán trên Facebook và Instagram, hé lộ điều bất ngờ về cách AI gây nghiện người dùng
Meta mới đây đã hé lộ cách hoạt động của thuật toán đang được sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram.
Trong một bài đăng trên blog được xuất bản vào cuối tháng 6 vừa qua, Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, khẳng định việc hé lộ vai trò của các hệ thống AI đằng sau các thuật toán của Facebook/Instagram là là một phần trong “đặc tính cởi mở, minh bạch và trách nhiệm giải trình rộng rãi hơn” của công ty.
“Với những tiến bộ nhanh chóng đang diễn ra với các công nghệ mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo, có thể hiểu rằng mọi người vừa hào hứng với tiềm năng của chúng, nhưng cũng vừa lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra ”, ông Clegg cho biết.
“Chúng tôi tin rằng cách tốt nhất để giải quyết những lo ngại đó là sự cởi mở.”
Cách AI lựa chọn nội dung cho người dùng
Theo đó, hầu hết thông tin về thuật toán của Meta được chứa trong 22 “thẻ hệ thống”, với mỗi thẻ dành riêng cho các tính năng trên 2 nền tảng Facebook và Instagram. Chúng liên quan tới loại nội dung người dùng tiêu thụ, những kết quả tìm kiếm được đề xuất, cũng như cách hoạt động của mục thông báo trên các nền tảng mạng xã hội của Meta.
Chẳng hạn, tính năng Instagram Explore sẽ hiển thị ảnh hay clip Reels từ các tài khoản mà người dùng không theo dõi trên Instagram. Dưới đây là quy trình gồm 3 bước đằng sau cách AI lựa chọn và đề xuất nội dung.
Đầu tiên, hệ thống thu thập các nội dung công khai trên Instagram như ảnh và video ngắn, vốn phải tuân thủ quy tắc riêng của Meta. Sau đó, hệ thống AI sẽ xem xét người dùng tương tác hoặc yêu thích với loại nội dung nào. Đây được gọi là “tín hiệu đầu vào”. Cuối cùng, AI sẽ xếp hạng loại nội dung (được thu thập trước đó) theo các tiêu chí phù hợp với người dùng. Đương nhiên, loại nội dung mà AI dự đoán người dùng sẽ yêu thích lập tức được đẩy lên vị trí cao hơn trong tab Instagram Explore.
Theo tiết lộ của Meta, người dùng Instagram có thể ‘chủ động’ tác động đến quá trình này bằng hành động lưu nội dung (gợi ý cho hệ thống nên hiển thị loại nội dung tương tự), hoặc đánh nội dung đó là “không quan tâm” để hệ thống hạn chế bớt nội dung tương tự trong tương lai.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể xem ảnh và clip ngắn chưa được thuật toán chọn riêng cho họ bằng cách chọn “Không được cá nhân hóa” trong bộ lọc Instagram Explore.
Tương tự, với chức năng tìm kiếm trên Insgram, ứng dụng sẽ thu thập tất cả kết quả tìm kiếm có liên quan để phản hồi truy vấn của người dùng. Tiếp đó, hệ thống sẽ cho điểm từng kết quả dựa trên tương tác trước đây của người dùng. Sau đó, hệ thống sẽ áp dụng “bộ lọc bổ sung” và “quy trình toàn vẹn ”để thu hẹp danh sách kết quả tìm kiếm, trước khi hiển thị chúng cho người dùng.
Với Facebook, các bài đăng trên mạng xã hội này cũng sẽ được AI xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí. Chúng bao gồm bài viết có bị gắn cờ các đơn vị kiểm tra tính thực tế, xác minh tính chính xác của thông tin (Fact-check) hay không. Tiếp đó là mức độ thu hút của các bài viết khác thuộc tài khoản đó và lịch sử tương tác của người dùng với tài khoản.
Được biết, Instagram cũng đang thử nghiệm tính năng Reels cho phép người dùng đánh dấu "Quan tâm" để News Feed hiển thị nhiều nội dung tương tự hơn. Cuối cùng, Meta cung cấp hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu thông qua thư viện nội dung và giao diện lập trình ứng dụng (API) công khai, cho phép truy cập vào nhiều tài nguyên từ Facebook và Instagram.
Tham khảo The Verge / CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"