Mi giả gắn đèn LED phát sáng khiến chủ nhân trông không khác gì biển quảng cáo di động
Nó thậm chí còn có hẳn 5 chế độ phát sáng khác nhau để giúp bạn trở nên nổi bật, "cool ngầu".
Mi mắt giả phát sáng – loại phụ kiện đang làm mưa làm gió trên trang web kêu gọi gây quỹ Kickstarter, là thứ mà chỉ có những “dân quẩy” thứ thiệt mới dám đeo lên, và dẫu có sống trong tương lai, nơi mà những ánh đèn neon bao trùm toàn bộ không gian như viễn cảnh của bộ phim Blade Runner thì nó trông vẫn hơi … khó coi.
F.lashes - mi giả gắn đèn LED đang gây bão
Tên gọi cũng chính là công dụng của nó luôn F.lashes, trong đó Flash là đèn LED phát sáng, còn phần lash chính mà mi giả, nói đơn giản thì nó có khả năng tổ chức cả một show “hòa âm ánh sáng” trên mi mắt của bạn khi bạn chuyển động. Đây là một thứ đồ công nghệ chẳng ai nghĩ tới, nhưng mà không ít người lại thèm muốn. Không tin ư? Bằng chứng rõ nhất là việc nó đã vượt xa mốc 40.000 USD mà nhà sản xuất đặt ra và cán ngưỡng 93.000 USD lúc bài viết này được xuất bản.
Cách mà F.lashes được dính vào mắt cũng tương tự như mi giả vậy – đây là từ góc nhìn của một người chưa đeo chúng bao giờ, vậy có sai thì mong bạn đọc lượng thứ – có một video hướng dẫn bạn gắn những bóng đèn LED mini này chỉ trong vài giây. Một khi đã trang bị đầy đủ sáng chưng như quán café, bạn có thể lựa chọn 5 kiểu phất sáng, tất cả đều được gọi tên rất kỳ cục như hyper burst (nhấp nháy theo nhịp), endless winks (nháy không hồi kết), và độc đáo nhất là knight riding (lượn qua lượn lại như đèn pha của chiếc ô tô thần thánh K.I.T.T. trong serie phim truyền hình dài tập Knight Rider). Đó có lẽ chính là điểm đáng tiền và thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu công nghệ.
Nếu như bạn đi bar lên sàn, hay diễn thời trang hoặc đơn giản chỉ là ra cửa hàng tạp hóa ở đầu phố, đeo mi giả F.lashes sẽ khiến bạn rất “cool ngầu”. Thế nhưng, đáng tiếc thay chúng lại không phải là thiết bị không dây, và bạn sẽ phải chấp nhận hi sinh một số thứ để cố định chúng.
Mỗi chiếc mi giả này đều có một sợi dây điện ngắn, mỏng được kết nối với phần điều khiển nằm ở sau gáy của bạn và nó cần được đặt ở vị trí này để có thể thay đổi các kiểu phát sáng theo chuyển động của bạn. Có lẽ nó là phần cần phải giấu đi vì thiết kế có vẻ như chưa hoàn thiện lắm khi để lộ ra bo mạch chủ với vài nút bấm cùng với viên pin nhỏ trông khá thô. Bạn có thể sử dụng F.lashes khoảng 5 tiếng trước khi nó cạn pin.
Anh Tien Pham - người phát minh ra F.lashes, biểu diễn sự thần kỳ của nó
Nếu bạn lo ngại rằng F.lashes tiềm ẩn mối nguy hại đến võng mạc của mình thì đừng quá lo ngại bởi chúng không tạo ra nhiệt, có khả năng chống chịu thời tiết và viên pin này khó có khả năng nổ như Note 7 được. Ánh đèn LED được chiếu lên trên nên khi nó phát sáng thì bạn sẽ không gặp phải tình trạng “mù tạm thời” đâu!
Cái giá phải trả để bạn sở hữu sản phẩm công nghệ điên rồ này? Với 40 USD, tương đương 880.000 đồng, bạn có thể tậu cho mình một chiếc mi giả 1 màu. Bỏ ra hẳn 100 USD, xấp xỉ 2,2 triệu đồng, bạn sẽ nhận được 7 mẫu f.lashes với những màu sắc khác nhau. Bạn có sẵn lòng bỏ ra số tiền nói trên để mang cho mình diện mạo của một chiếc biển quảng cáo di động?
Theo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming