Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này
(Tổ Quốc) - Là món ăn quen thuộc tại nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Á, hoá ra mì tôm ăn liền lại ẩn chứa vô vàn sự thật đáng kinh ngạc.
Mì ăn liền là một mặt hàng phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước châu Á. Với lợi thể giá rẻ, tiện lợi và có hương vị thơm ngon khó cưỡng, mì tôm đặc biệt được người trẻ ưa thích.
Cùng sự phát triển của xã hội, giờ đây, các loại mì đã trở nên vô cùng đa dạng từ hình thức, hương vị. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc khởi đầu của món ăn huyền thoại này là như thế nào chưa? Nó từ đâu đến? Nó ẩn chứa những gì? Để hiểu thêm về món ăn rất đỗi quen thuộc này, hãy khám phá 5 sự thật dưới đây về món ăn này nhé, đảm bảo chưa chắc bạn đã biết hết đâu nha!
1. "Cha đẻ" của mì tôm ăn liền?
Vào khoảng thời gian nước Nhật còn gặp nhiều khó khăn, người đàn ông tên Momofuku Ando đã nảy lên ý tưởng sản xuất mì ăn liền khi ông nhìn thấy một hàng người xếp hàng dài kiên nhẫn chờ đợi một tô mì ramen.
Do vậy, ông muốn tạo ra một sản phẩm ngon, rẻ và dễ chế biến trong thời gian ngắn. Vào năm 1958, ông lần đầu tiên giới thiệu món mì tôm và sau đó là mì cốc vào năm 1971.
Momofuku Ando (trái) và gói mì ăn liền được sản xuất vào năm 1958 (phải)
2. Mì tôm từng được coi là một món ăn xa xỉ
Trước khi trở nên phổ biến với giá thành rẻ như hiện tại, mì tôm đã từng được coi là một "xa xỉ phẩm". Nguyên nhân là do khi mới được ra mắt nó có giá khoảng 35 yên, đắt hơn 6 lần so với giá thành của mì udon tươi mua từ những cửa hàng tạp hoá thời bấy giờ.
3. Người Nhật Bản cho rằng mì là một trong những phát minh vĩ đại nhất
Mặc dù nổi tiếng bởi những phát minh công nghệ hiện đại bậc nhất nhưng mì ăn liền vẫn được người Nhật mệnh danh là phát minh xuất sắc nhất của thế kỷ 20. Xếp sau mì một bậc, chính là dịch vụ hát karaoke vô cùng phổ biến thời nay.
4. Mì ăn liền là loại mì đầu tiên được ăn ngoài vũ trụ
Được phát minh bởi Momofuku Andu vào năm 2005, "Space Ram" là một loại mì được đóng gói chân không với sợi mì có kết cấu nhỏ hơn và nước dùng đặc hơn. Thức ăn không gian này được phát minh cho chuyến du hành của phi hành gia Nhật Bản Soichi Noguchi trong tàu con thoi Discovery.
5. Chiều dài sợi mì bên trong một gói mì ăn liền là 51 mét
Được thiết kế sao cho nằm gọn gàng trong bao bì với những vắt mì được nén lại với hình dáng uốn lượn, thật khó có thể tin rằng sợi mì gói lại có chiều dài lên tới 51 mét nếu duỗi sợi mị theo đường thẳng. Đây cũng là chiều dài tương đương với hai sân bóng rổ tiêu chuẩn. Thật là bất ngờ phải không!
Nguồn: Spoon University
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4