Microsoft sẽ thu phí sử dụng một số bộ font chữ cao cấp trên hệ thống Windows Store
Đây được xem là một giải pháp kiếm lợi nhuận mới của hãng trong kỷ nguyên "Windows as a Service".
Mới đây, Microsoft đã tuyên bố sẽ cho phép người dùng Windows 10 tải về những bộ font chữ khác nhau trực tiếp từ hệ thống cửa hàng Windows Store của hãng. Tính năng này sẽ giúp người dùng đa dạng hóa cũng như tùy chỉnh bộ sưu tập font chữ cá nhân, qua đó phục vụ các tác vụ khác tốt hơn.
Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc toàn bộ các font chữ trên Windows Store sẽ có thể tải về mà không mất đồng nào. Theo đó, Microsoft đang lên kế hoạch thu một khoản phí nhỏ đối với những bộ font cao cấp hoặc quý hiếm.
Microsoft sẽ tiến hành thu phí đối với những bộ font chữ cao cấp trên Windows Store.
Sau khi Windows mở ra kỷ nguyên “Windows as a Service” (tạm dịch: Sử dụng Windows như một dịch vụ), Microsoft đang tích cực khai thác những nguồn doanh thu mới từ hệ điều hành này. Hãng cũng giải thích mục đích của chiến dịch “Windows as a Service” là mang đến trải nghiệm dịch vụ cho người dùng bằng cách không thu bất cứ khoản phí nào mỗi khi Windows 10 ra mắt bản cập nhật mới.
Đối với người dùng thì đây là một tin rất vui và dĩ nhiên là được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng với Microsoft thì hoàn toàn ngược lại khi hãng đã mất đi một nguồn lợi nhuận khá lớn. Chính vì thế, sự ra đời của các chiến lược, giải pháp kiếm tiền mới là lẽ tất yếu, được Microsoft gọi chung là Freemium.
Về cơ bản, Freemium là một mô hình hoạt động cung cấp các dịch vụ miễn phí kèm theo lựa chọn nâng cấp lên nhiều dịch vụ khác cao cấp hơn. Và tất nhiên, người dùng sẽ phải mất phí nếu quyết định sử dụng lựa chọn này.
Hiện tại, Microsoft vẫn chưa tiết lộ chi tiết kế hoạch cũng như phương thức thanh toán các bộ font chữ cao cấp trên Windows Store. Nhiều khả năng hãng sẽ tạo ra một nền tảng cửa hàng dành riêng cho những bộ font này và chỉ cho phép những người dùng đã trả phí truy cập và sử dụng.
Theo MSpoweruser
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI