Microsoft tung ra bản vá bảo mật khẩn cấp khắc phục lỗi vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tất cả máy chạy Windows 10
Lỗ hổng này cho phép hacker chiếm quyền kiểm soát hệ thống từ xa được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng.
Theo thông lệ, cứ mỗi ngày thứ Ba của tuần thứ hai của một tháng, Microsoft lại tung ra bản vá bảo mật cho các phần mềm của mình (thường được gọi là Patch Tuesday). Ngày hôm qua, 13/6 là ngày thứ Ba, và Microsoft đã tung ra hàng loạt bản cập nhật, vá 95 lỗ hổng bảo mật cho Windows, Office, Skype, Internet Explorer và Microsoft Edge. 18 lỗ hổng được Microsoft đánh giá mức độ nghiêm trọng là khẩn cấp, 76 lỗ hổng là quan trọng và 1 lỗ hổng là trung bình.
Trong các lỗ hổng đã được vá, có một lỗ hổng đặc biệt nghiêm trọng mang tên "Windows Search Remote Code Execution Vulnerability" (CVE-2017-8543). Lỗ hổng này tồn tại ở trong tính năng tìm kiếm (Search) của Windows khi nó xử lý các đối tượng trong bộ nhớ. Hacker sau khi khai thác thành công lỗ hổng này có thể kiểm soát hệ thống bị ảnh hưởng, bao gồm cài đặt chương trình độc hại; xem, thay đổi hoặc xóa dữ liệu; hoặc tạo tài khoản mới với đầy đủ quyền hạn.
Để khai thác lỗ hổng, hacker sẽ tiến hành gửi các tin nhắn SMB được tạo ra dành riêng cho dịch vụ Tìm kiếm của Windows. Nếu Hacker có quyền truy cập vào một máy tính nào đó, thì hắn có thể khai thác lỗ hổng này để nâng cao đặc quyền và kiểm soát máy tính. Ở môi trường doanh nghiệp, hacker có thể kích hoạt lỗ hổng từ xa thông qua kết nối SMB và sau đó kiểm soát máy tính mục tiêu. Trước đây, mã độc tống tiền WannaCry cũng từng sử dụng kết nối SMB để tự động lây lan trong mạng LAN.
Hầu hết các phiên bản Windows, bao gồm Windows 10/8.1/7 hay Windows Server 2016/2012/2008 đều gặp phải lỗ hổng này. Người dùng được khuyến cáo ngay lập tức cài đặt các bán vá mới nhất của Microsoft thông qua tính năng Windows Update.
Người dùng được khuyến cáo cài đặt bản vá bảo mật mới nhất của Microsoft
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI