Mặc dù là lớp bảo vệ hữu hiệu cho màn hình smartphone chúng ta, nhưng ít người biết đến tại sao chúng có thể làm như vậy.
Màn hình những chiếc smartphone hiện đại đã trở thành một nơi trưng bày các loại vật liệu và công nghệ hóa học tiên tiến. Từ màn hình tinh thể lỏng hay các vật liệu OLED cho đến các tấm phim quang học của cấu trúc đèn nền, những bước phát triển mạnh mẽ của các loại công nghệ nền tảng này đã làm nên hiệu năng tuyệt vời của màn hình điện thoại hiện đại.
Ngay cả khi chúng ta tiếp xúc với chúng hàng chục lần mỗi ngày, vẫn có một số vật liệu của màn hình hiếm khi được chúng ta biết tới: lớp kính bảo vệ và lớp phủ bề mặt để nâng cao chất lượng hiển thị hình ảnh và bảo vệ màn hình khỏi bị hư hỏng, trầy xước, bụi bẩn và dầu mỡ. Vậy chúng là gì, tác dụng của chúng như thế nào và tại sao chúng lại có thể làm được như vậy?
Có hai loại vật liệu chúng ta cần xem xét ở đây: lớp phủ hóa học dành cho bề mặt kính để thay đổi các đặc tính bề mặt của nó, và các loại kính đặc biệt khác. Chúng ta đều đã biết rằng các miếng dán phủ lên bề mặt của kính hiển thị với hàng loạt loại hóa chất khác nhau để giảm độ phản xạ, mang lại một sự khác biệt rõ rệt với những loại miếng dán khác chỉ giúp màn hình của bạn sạch hơn.
Các miếng dán phủ lên bề mặt màn hình
Nếu bạn đang tìm kiếm một miếng dán lên bề mặt màn hình điện thoại của mình, sẽ có hai loại để bạn lựa chọn: loại chống nước (hydrophobic) và loại chống dầu (oleophobic). Dù tên gọi có một chút khác biệt, nhưng cả hai loại miếng dán này đều rất hiệu quả trong việc chống các chất lỏng này bám vào màn hình.
Một giọt nước khi rơi vào chất liệu chống nước sẽ không lan ra – thay vào đó, nó sẽ vo viên lại và lăn đi. Một ví dụ về nguyên liệu chống nước là Teflon (PTFE hay polytetrafluoraethylene). Còn nếu bạn muốn quan sát tác dụng của chúng, hãy thử nhỏ vài giọt nước vào chiếc chảo chống dính trong nhà mình.
Các vật liệu chống dầu cũng có công dụng tương tự như vậy, nghĩa là dầu hay các chất nhờn (ví dụ, trong vân tay của bạn) sẽ không bám vào màn hình của bạn, và được làm sạch nhanh chóng mà không để lại dấu vết nào.
Cả hai loại đều có thể được sản xuất dưới dạng màng trong suốt dán trên kính, và khi được dán trên bề mặt màn hình, món đồ công nghệ của bạn sẽ được giữ sạch. Các tấm màng chống nước thường được quảng cáo như có khả năng làm các bề mặt thủy tinh “tự làm sạch”, khi nước không chỉ vo viên lại và lăn trên bề mặt tấm kính, mà nó còn có xu hướng cuốn theo cả các vết bẩn trên bề mặt và mang chúng đi.
Tuy nhiên trên thực tế, miếng dán chống dầu chỉ là thứ để che phủ màn hình cảm ứng, nếu không có nó màn hình sẽ nhanh chóng trở thành một mớ hỗn độn với các vết vân tay và chất nhờn bám vào. Cả hai loại miếng dán này cũng làm cho màn hình trở nên trơn bóng hơn, một lợi ích tăng thêm khi nó có nghĩa là bụi bẩn và các mảnh vụn sẽ có xu hướng trượt ra khỏi lớp kính, thay vì bám vào và cào xước nó.
Kính cường lực
Không chỉ miếng dán, bản thân bộ phận nằm bên dưới nó cũng quan trọng không kém. Với các smartphone hiện tại, đó thường là một lớp bảo vệ được gia nhiệt. Việc gia nhiệt là các quá trình sử dụng chu kỳ nhiệt và phơi nhiệt với nhiều hóa chất khác nhau để làm cứng và gia cố tấm kính.
Ví dụ nổi tiếng nhất cho điều này trong smartphone và các thị trường màn hình LCD hay OLED khác là kính cường lực Gorilla của hãng Corning, vốn được gia cố thông qua quy trình độc quyền khi các tấm kính được ngâm trong bể muối nóng chảy ở nhiệt độ 400oC.
Các ion muối Kali khuếch tán sâu vào bề mặt tấm kính, thay thế các ion muối Natri nhỏ hơn. Khi tấm kính được làm nguội và co lại, các ion muối Kali lớn hơn sẽ tạo ra ứng suất nén bên trong vật liệu, làm cho bề mặt trở nên cứng hơn, bền bỉ hơn.
Thậm chí Corning còn sản xuất ra một phiên bản kính cường lực với các ion bạc nhúng bên trong, tạo ra một bề mặt kháng khuẩn – một tính năng hữu ích nếu chiếc điện thoại được truyền qua tay nhiều người khác. Hiện tại, những tấm kính cường lực như vậy là điều bình thường trên thị trường smartphone. Cùng với các miếng dán đã đề cập ở trên, chúng làm cho màn hình vừa có khả năng tránh bị hư hỏng và vừa dễ làm sạch.
Cho dù vậy, việc bảo vệ màn hình khỏi bụi bẩn và hư hỏng có thể không cần đến lớp kính phức tạp trên. Có một loạt các sản phẩm bảo vệ màn hình trên thị trường phụ kiện, và không chỉ là các màng nhựa dán rẻ tiền. Hiện nay, bạn có thể tìm thấy các tấm kính bảo vệ màn hình cao cấp được làm từ vật liệu bền bỉ như lớp kính bao phủ của riêng điện thoại, cùng loại với các miếng dán bảo vệ và chống bụi.
Những chất này mang lại tính chất quang học cao cấp cho các màng nhựa, và cùng một chất lượng bề mặt và cảm nhận giống như loại kính cao cấp. Trên thực tế, cho dù kính được làm bền đến mức nào đi nữa, nó vẫn không hoàn toàn không thể vỡ hay không thể trầy xước. Với một lực đủ mạnh, ngay cả các loại kính hiện đại vẫn có thể bị hư hỏng. Do vậy, việc bỏ ra 20 USD cho một tấm bảo vệ màn hình rõ ràng sẽ tốt hơn thay cả lớp kính bảo vệ hay màn hình điện thoại.
Chăm sóc cho màn hình của bạn
Bên cạnh đó, màn hình của bản có thể còn lâu bền hơn nếu bạn biết cách chăm sóc chúng. Điều đầu tiên là làm sạch đúng cách. Các phương pháp tốt nhất cho smartphone và các thiết bị di động có thể hơi khác một chút so với những gì bạn đã biết trong quá khứ.
Các màn hình lớn như tivi hay máy tính thường không có cảm ứng, vì vậy, chúng hiếm khi có những lớp phủ như thường thấy trên các thiết bị nhỏ hơn. Bởi vì vậy, sử dụng cách làm sạch cho các màn hình lớn không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho các thiết bị di động. Thông thường, để làm sạch màn hình tivi và máy tính, lời khuyên sẽ là dùng cồn isopropyl và một miếng vải khô sạch.
Bộ kit DIY cho phép sơn phủ lại lớp chống dầu lên màn hình.
Tuy nhiên, trên các màn hình nhỏ đã được dán màng bảo vệ, cồn lại là một ý kiến tồi. Nó có thể trung hòa nhiều loại hóa chất trên màng dán mỏng. Vì vậy đối với các loại thiết bị này, nên dùng vải khô sạch và nếu cần thì phun một ít nước (tốt nhất là nước chưng cất), và sau đó bạn có thể để khả năng tự làm sạch của miếng dán làm phần việc còn lại. Nếu bạn phải sử dụng hóa chất làm sạch, hãy dùng loại được gắn nhãn chuyên dùng cho màn hình cảm ứng hoặc smartphone – chúng sẽ có công thức để đảm bảo an toàn cho lớp phủ.
Nếu màn hình của bạn không còn cảm giác trơn bóng như mới, và không còn khả năng chống nước hay dầu, rất có thể lớp phủ trên điện thoại của bạn đã bị hao mòn và không còn khả năng gì. Nếu bạn đang sử dụng một miếng dán bảo vệ màn hình, giải pháp rất đơn giản. Bạn có thể thay miếng dán mới, và lấy lại được bề mặt mới như ban đầu.
Nếu không, hy vọng vẫn còn đó. Nhiều công ty đã sản xuất các bộ kit DIY để sơn phủ lớp chống dầu nhằm lấy lại khả năng chống bám vân tay và mang cảm giác về một màn hình mới quay lại cho thiết bị của bạn.
Bụi bẩn, dấu vân tay và các lần rơi vô tình xuống đất là những rủi ro thường thấy trong một ngày với smartphone. Chúng ta không thể làm cho màn hình trở nên không thể phá hủy, nhưng nhờ có những công nghệ hóa học mới, chúng ta có thể tiến đến rất gần giới hạn đó.
Tham khảo Android Authority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"