Tuy đã bị tiêu diệt nhưng một phần linh hồn của Eredar vẫn tồn tại và sau một ngàn năm, hắn đã quay lại dưới thân xác của một Gnoll. Hình dạng mới của hắn hoàn toàn không phù hợp với việc chiến đấu trực diện, nhưng với ma pháp vô song của mình thì hắn vẫn rất đáng sợ.
Những thông số ban đầu của Hero này
Thuộc tính: Intelligence
Damage khởi điểm: 53 – 57
Armore khởi điểm: 3
Tốc độ di chuyển: 295
Tầm đánh: 500
Tầm nhìn: 1800/800 (ngày/đêm)
Strength: 17 1.9
Agitity: 18 2.2
Intelligence: 26 2.7
Ưu điểm của Hero này là lượng stats khởi điểm và stats tăng theo level khá cao. Damage cũng không hề nhỏ nên thuật tiện cho việc last hit hay deny. Bộ skill của Hero này thuộc vào hàng “khủng bố” nên control lane và gank rất mạnh.
Nhược điểm chính là khả năng chiến đấu trực diện thấp, khá phụ thuộc vào item. Cần một khoảng thời gian để có thể gây ra một lượng Damage tương đối. Không thực sự mạnh trong combat lớn.
Skill
1.
Disruption: Eredar trục xuất mục tiêu vào một vùng không gian khác trong 2.5 giây. Khi kẻ đó trở lại sẽ xuất hiện thêm 2 cái bóng của hắn để Eredar điều khiển, chúng tồn tại trong 6 giây.
Level 1: Bóng 30%/150% damage
Level 2: Bóng 40%/150% damage
Level 3: Bóng 50%/150% damage
Level 4: Bóng 60%/150% damage
Mana tiêu hao: 75
Cooldown: 16 giây
Một skill giúp Eredar control lane khá tốt, bị nhốt trong 2.5 giây là một điều khá khó chịu với bất kì hero địch nào. 2 cái bóng xuất hiện sau đó có lượng damage không nhỏ có thể harass đối phương không tồi.
2.
Soul Catcher: Eredar rải một lời nguyền lên vị trí chỉ định, một unit bất kì trong phạm vi đó sẽ bị dính lời nguyền trong vòng 12 giây.
Level 1: 20% damage
Level 2: 30% damage
Level 3: 40% damage
Level 4: 50% damage
Mana tiêu hao: 50
Cooldown: 13 giây
Lượng damage khuyếch đại của skill này chỉ kém hơn Maledict của Witch Doctor và cần 0.5 giây delay để sử dụng.
3.
Shadow Poison: Eradar tung ra một thứ chất độc gây 50 damage lên tất cả những unit mà nó chạm vào. Skill này có thể stack nhiều lần và lượng damage càng ngày càng tăng.
Level 1: 20 – 160 damage
Level 2: 35 – 280 damage
Level 3: 50 – 400 damage
Level 4: 65 – 520 damage
Mana tiêu hao: 50
Cooldown: 3 giây
Khoảng cách sử dụng: 1500
Mỗi lần stack sẽ x2 lượng độc trên người unit đối phương. Từ lần stack thứ 5 trở đi lượng độc sẽ chỉ tăng 50 mỗi lần đối phương dính phải. Đây là skill giúp cho Eradar trở thành một ganker khủng khiếp, rất thích hợp khi đi kèm với các Hero có khả năng stun, trói hay slow. Ngoài ra dùng nó để farm creep cũng rất hữu ích.
4.
Demonic Purge: Eredar sẽ làm đối thủ bị bất động trong khoảng thời gian ngắn đồng thời xóa bỏ mọi hiệu ứng đang có trên người đối tượng đó. Kẻ địch sẽ phục hồi dần dần sau 4 giây, sau đó hắn sẽ phải nhận một lượng damage nhất định.
Level 1: 200 damage
Level 2: 300 damage
Level 4: 400 damage
Mana tiêu hao: 200
Cooldown: 50 giây
Cách tăng skill
Level 1: Disruption
Level 2: Shadow Poison
Level 3: Disruption
Level 4: Shadown Poison
Level 5: Shadown Poison
Level 6: Demonic Purge
Level 7: Disruption
Level 8: Shadow Poison
Level 9: Disruption
Level 10: Soul Catcher
Level 11: Demonic Purge
Level 12 - 14: Soul Catcher
Level 15: Stats
Level 16: Demonic Purge
Level 17 - 25: Stats
Theo cách tăng skill trên giúp Eredar control lane tốt hơn nhờ sớm có Disruption. Lượng damage mà Shadow Poison khá mạnh nhưng không nên tùy tiện sử dụng mà hãy dành kết hợp với Ultimate Demonic Purge để tiêu diệt Hero đối phương. Tăng Ultimate đúng level vì nó rất hữu dụng khi đi gank, Soul Catcher có thể tăng sớm nếu trước đó bạn gank tốt, hoặc không cũng có thể thay nó bằng stats.
Cách lên đồ
Do là một Ganker nên cần có những item tăng lượng máu và mana để có thể trụ lane, hay sống sót trong combat. Ngoài ra những item có khả năng disable cũng cần được ưu tiên.
Khi mới bắt đầu game:
Nhiệm vụ ban đầu của Eredar là trụ lane, harrass đồng thời farm nhanh nhất có thể, nên cách lên đồ như trên sẽ hỗ trợ rất tốt cho từng công việc.
Sau đó có thể lên:
Treads (Strength) tăng tốc độ đánh và một lượng máu rất hữu ích cho Eredar (hoặc cũng có thể để Intelligence nếu cần). Magic Wand mang lại lượng máu và mana lúc cần thiết. Perseverance tăng tốc độ hồi mana và máu khá nhanh.
Những item hữu dụng về late game: BloodStone, Manta, Hex, Shiva, Book
BloodStone tăng một lượng máu, mana và khả năng regen cực tốt. Như đã nói từ trước, những item có khả năng disable rất được ưu tiên và Hex là một trong những item như vậy. Shiva và Book thích hợp với đại đa số các Hero ganker thuộc tính Intelligence.
Cách chơi Shadow Demon
Early game
Với khả năng control lane tốt của mình, Hero này có thể được ưu tiên đi mid hoặc solo lane. Hãy sử dụng skill Disruption để phá last hit và harrass Hero địch. Cố gắng farm một cách tối ưu để có được những món đồ nhất định khi lên level 6.
Disruption giúp Shadow Demon control lane rất tốt.
Mid game
Khi đã lên được level 6, đã tới lúc để trở thành một ganker đáng sợ. Bất cứ kẻ địch đi lẻ nào cũng có thể trở thành một con mồi ngon cho Eredar. Thứ tự combo chuẩn sẽ như sau: Đầu tiên Disruption đối phương lại và chạy vào gần hắn, khi hero đó vừa xuất hiện trở lại thì sử dụng Ultimate và Shadow Poison đồng thời đánh liên tục. Cho đến khi cảm giác đủ lượng damage độc rồi thì rất đơn giản, chỉ cần ấn E để kết liễu đối phương.
Shadow Poison có thể tạo nên một lượng damage vô cùng lớn.
Late game
Shadow Demon không mạnh trong những trận chiến đối mặt, sức mạnh của Hero này nằm chủ yếu ở skill nên trong combat cần tìm được những vị trí an toàn cho bản thân. Tránh làm mục tiêu bị tấn công chính, tập trung Disruption những Hero nguy hiểm bên đối phương đồng thời thả độc liên tục.
Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản về Shadow Demon, rất những các ý kiến đóc góp của các bạn để có thể hoàn thiện hơn nữa bài viết này.